Châu Âu cần gì từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hội đồng Đối ngoại EU đã thông qua một chiến lược mới cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mà vào mùa thu có thể trở thành học thuyết của tổ chức quốc tế này, theo nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo tuần này.
Sputnik

Quốc phòng và thương mại

Mặc dù chưa rõ ràng tất cả các chi tiết nhưng trong tài liệu sẽ được hoàn thiện trước tháng 9 năm nay, người ta có thể hình dung về các mục tiêu mà EU theo đuổi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vốn xa cách châu Âu về địa lý. (Chúng ta hãy nhớ lại lời của Bộ trưởng Ngoại giao Nga S.V. Lavrov, người đã nhiều lần nói ở Nga họ không hiểu khu vực mới sẽ có đường ranh giới nào, và người Mỹ nghĩ ra điều này để làm gì).

Ông Lavrov gọi chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là chính sách phá hoại

Rõ ràng, mục tiêu chính của EU là tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồng thời, các nhiệm vụ địa chính trị được đặt lên hàng đầu: tăng cường sự hiện diện của EU trong khu vực, phát triển hợp tác với các nước cùng chí hướng trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng trong việc “chống lại hoạt động tấn công mạng độc hại”, khủng bố và tội phạm có tổ chức. Một số chuyên gia tin rằng điều này đặc biệt ám chỉ việc tàu chiến của các nước châu Âu và Úc tuần tra chung ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông), mặc dù tài liệu hiện nay không nói rõ điều này.

Theo nhiều cách, nội dung liên quan đến an ninh gợi nhớ đến khái niệm “Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” của Washington. Trong đó cùng nhấn mạnh đến việc "thúc đẩy thiết lập trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", "các tuyến đường biển tự do, rộng mở", "thúc đẩy dân chủ, nhân quyền", chống lại sự lan rộng của "chủ nghĩa độc tài" trong khu vực. Mọi người đều hiểu chiến lược của Mỹ là nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng các nhà ngoại giao từ các thủ đô Tây Âu đã vội tuyên bố học thuyết của họ sẽ không định "chống Trung Quốc". Và họ nói thêm họ hiểu rằng các nước Đông Nam Á không muốn đứng trước sự lựa chọn: Bắc Kinh hay Washington. Nghĩa là, EU hy vọng sẽ đóng vai trò cân bằng trong cuộc đối đầu khu vực Mỹ - Trung và kiếm được gì đó từ việc này.

Khối nhiệm vụ thứ hai được xác định chiến lược là kinh tế. Tài liệu mới cho biết EU cần các đối tác thương mại mới và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể mang lại điều đó. Đặc biệt, nói về việc hình thành các khu vực thương mại tự do giữa EU với Úc, Indonesia và New Zealand. Với tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo EU sẽ không bỏ qua các mối quan hệ thương mại và kinh tế với gã khổng lồ châu Á.

Châu Âu cần gì từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Một lần nữa đề cập đến nhân quyền

Văn kiện mới liên tục nói đến các khái niệm "quyền con người" và "các quyền cơ bản". Cần lưu ý tình hình hiện nay ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với việc thực thi các quyền dân sự “ngày càng đe dọa đến sự ổn định và an ninh trong khu vực và hơn thế nữa, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của EU.” Rõ ràng  Châu Âu ám chỉ điều này đên tình hình ở các vùng Trung Quốc như Hong Kong và Tân Cương. Nhưng không chỉ có vậy.  Được biết Tây Âu, theo chân Mỹ,  lên án gay gắt việc quân đội Myanmar lên nắm quyền, không ngừng chỉ trích chính sách tôn giáo ở Việt Nam, các hành động của chính phủ Campuchia trong quan hệ với phe đối lập, ...v..v..v.  Có vẻ như EU cũng có ý định tiếp tục dạy cho các dân tộc châu Á về nền dân chủ.

Tại sao Nga và Trung Quốc không cần thành lập liên minh quân sự vào thời điểm này?

Sự đối đầu của những quan điểm khác nhau về những quyền mà một người, một công dân nên có trong thế giới hiện đại để không phá hủy và gây hại cho xã hội đã có từ lâu đời. Theo tôi, một câu trả lời rất quan trọng, khôn ngoan cho câu hỏi này đã được các Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đưa ra gần đây. Trong tuyên bố chung Lavrov và Vương Nghị ngày 23 tháng 3 năm 2021, có nói: "Tất cả các quyền con người là phổ quát, không thể phân chia và có liên quan lẫn nhau... Các nhà nước nên dựa trên cơ sở này, phù hợp với đặc điểm quốc gia, để bảo vệ và thực hiện các quyền con người ... thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cũng là nhiệm vụ chung của cộng đồng thế giới ... "

Nhưng, tôi đặc biệt chú ý đến phần này của tuyên bố chung: "Cần phải từ bỏ việc chính trị hóa chủ đề bảo vệ nhân quyền, sử dụng nó như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác". Tôi nghĩ rằng bất kỳ quốc gia châu Á nào cũng sẽ đồng ý với điều này.
Thảo luận