Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới có là nền tảng công nhận chế độ quân sự của Myanmar hay không?

Không nên coi Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt sắp tới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta là nền tảng để công nhận chế độ quân sự của Myanmar. Ý kiến ​​như vậy của ông Razali Ismail, cựu đặc phái viên LHQ về Myanmar được hãng tin Bernama trích dẫn hôm thứ Sáu.
Sputnik
"Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ có cơ hội để lắng nghe và đặt câu hỏi, còn các nhà quân sự thì có thể tự giải thích", - nhà ngoại giao nói. - Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chế độ quân sự hiện tại ở Myanmar sẽ được các nước trong khối ASEAN công nhận là hợp pháp" - ông Razali Ismail nói.

Đồng thời, ông thừa nhận rằng "sẽ rất khó để các thành viên của Hiệp hội tìm ra lập trường chung, vì trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một số nước có quan điểm ít cứng rắn hơn, như Malaysia chẳng hạn."

Zaw Min Tun: Myanmar sẽ không trở thành Syria thứ hai
"Tuy nhiên, không có nước ASEAN nào mong đợi sự phát triển sự kiện như vậy" - chuyên gia Razali Ismail nói thêm.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN

Việc tham gia hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức tại Jakarta vào ngày 24 tháng 4 đã được Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlain xác nhận. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi chuyển giao quyền lực vào ngày 1 tháng 2. Đồng thời, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-Ocha và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ không đến Indonesia. Các nhà lãnh đạo từ chối tham gia do tình hình bất lợi xung quanh tình hình coronavirus ở nước họ. Khối ASEAN gồm Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Philippines.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Phái quân sự Myanmar lật đổ Chính phủ dân sự và nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, kể cả Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. Phái quân sự cho rằng họ hành động như vậy bởi kết quả tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch mà các cơ quan dân sự không muốn điều tra xác minh. Sau khi lên nắm quyền và ban hành tình trạng khẩn cấp với sự trợ giúp của cơ chế Hiến pháp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân quản hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm để chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử. Những cuộc biểu tình đông đảo chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố của Myanmar. Hơn 70% công chức, kể cả các nhân viên y tế, đã tham gia vào chiến dịch dân chúng bất tuân chính quyền và bỏ việc.

Đọc thêm:

Thảo luận