Trong mật ong Mỹ tìm thấy dấu vết của các vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh

MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học Mỹ xác định mật ong được lấy từ bờ biển phía đông Hoa Kỳ có chứa dấu vết của nguyên tố phóng xạ cesium-137, theo trang web ScienceAlert.
Sputnik

Tác giả nghiên cứu, nhà địa chất Jim Caste từ  Đại học William & Mary ở Williamsburg, Virginia, kết luận cư dân Hoa Kỳ đã tiêu thụ mật ong có chứa chất thải hạt nhân tạo ra trong các cuộc thử nghiệm thời Chiến tranh Lạnh.

Đầu tiên, Caste hướng dẫn sinh viên của mình đo mức độ bức xạ của các loại hạt và trái cây, nhưng trong quá trình nghiên cứu, ông cũng tình cờ kiểm tra một lọ mật ong mua ở chợ nông sản Bắc Carolina.

“Ukraina đã biến thành “thuộc địa” chứa chất thải hạt nhân từ Hoa Kỳ”
“Máy dò đo bức xạ trở nên điên rồ", nhà địa chất cho biết.

Ông phát hiện ra một số lượng lớn các lọ mật ong có chứa dấu vết mờ nhạt của cesium-137, được hình thành do phản ứng của uranium và plutonium.

Nhà khoa học giải thích để tạo ra mật ong, ong sẽ hòa tan mật hoa với sự hỗ trợ của một loại enzyme trong nước bọt. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các sản phẩm thối rữa có thể đã đọng lại trên hoa. Như vậy, Jim Caste và nhóm của ông đã tìm thấy 68 lọ mật ong "nhiễm độc" trong tổng số 122 mẫu được kiểm tra.

Không nguy hiểm cho sức khỏe

Hầu hết các vụ thử bom nguyên tử đều được thực hiện cách đây hơn 60 năm, trong khi tuổi thọ trung bình của cesium -137 là 30 năm. Điều này có nghĩa là mức độ phóng xạ ở khu vực này lẽ ra phải về đến giá trị gần như bằng không cho đến nay.

Tuy nhiên, cần lưu ý điều kiện thời tiết ở bờ biển phía đông Hoa Kỳ có thể góp phần vào lượng mưa cao bất thường sau các vụ thử hạt nhân.

Thảo luận