Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?

Đảng «Những người Cộng sản Nga» đã gửi đơn cho Liên Hợp Quốc và UNESCO yêu cầu công nhận các tượng đài Vladimir Lenin là di sản văn hóa của toàn nhân loại. Theo quan điểm của ông Maxim Suraykin lãnh đạo đảng này, hiện nay tượng đài vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười còn lại rất ít và đang tiếp tục biến mất.
Sputnik

Vậy có bao nhiêu tượng đài về Lenin còn lại trên thế giới hôm nay? Pho tượng lớn nhất mô tả Lenin đặt ở đâu? Bài viết của Sputnik sẽ lý giải những câu hỏi trên.

Lenin đã sống! Lenin đang sống! Lenin sẽ sống mãi?

Theo số liệu thống kê từ trang web Leninstatues do nhà văn hóa học Matxcơva kiêm chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về tượng đài lãnh tụ Liên Xô  là ông Dmitry Kudinov lập ra, thì số lượng tượng đài Lenin đang giảm dần qua từng năm.

Trên đất Ukraina không còn bóng dáng Lenin: Phá bỏ tượng đài cuối cùng

Do không có số liệu chính thức, ông Kudinov quyết định tự điều tra thống kê: ông đến các thành phố và chụp ảnh tượng đài Lenin, khôi phục dữ liệu về những tượng đài đã bị phá hủy rồi đưa tất cả thông tin lên trang web của mình. Truyền thông địa phương đặt cho con người say mê nghề nghiệp này biệt hiệu là «thợ săn Lenin».

Theo ước tính của chuyên gia Kudinov, vào năm 1991 trên thế giới có hơn 14.000 tượng đài Lenin, và đến tháng 1 năm 2021, số lượng đã giảm một nửa - còn 7.194. Rất ráo riết phá dỡ tượng đài Lenin là chuyện ở Ukraina: từ 5.500 tượng đài bây giờ chỉ còn lại cả thảy 350. Trong đó quanh cảnh giống như cuộc phá hoại hơn là việc di dời hay tháo dỡ dân dụng. Số phận tiếp theo của các di tích bị phá hủy cũng không rõ ràng.  

Thấy rằng tình trạng như vậy là rất đáng lo ngại đến mức báo động, đảng «Những người Cộng sản Nga» đã gửi khiếu nại cho Liên Hợp Quốc và UNESCO, nêu yêu cầu công nhận các tượng đài tưởng niệm Vladimir Lenin là di sản văn hóa của toàn nhân loại. Tin này được thông báo vào ngày 22 tháng 4 – kỷ niệm ngày sinh nhật lãnh tụ vô sản Nga.

Như ông Sergei Malinkovich Phó Chủ tịch BCH TƯ đảng «Những người Cộng sản Nga» nói với Sputnik, trên thế giới bộc lộ «xu hướng bi thảm là giảm bớt số lượng tượng đài Lenin».

«Nền văn minh Xô-viết có thể sánh ngang với văn minh Hy-La cổ đại về tầm vóc ý nghĩa quan trọng. Tất nhiên, cần đặt các di tích này dưới sự kiểm soát và bảo trợ của UNESCO. Cần lưu giữ ký ức về nền văn minh XHCN phát triển khá cao. Và bảo toàn cho đến thời điểm tốt đẹp hơn, khi thế giới tiến tới tổ chức cộng đồng XHCN», - ông tuyên bố.

Có những kiểu tượng đài Lenin như thế nào

Nói chung, chân dung Lenin được phác hoạ theo những cách rất khác nhau. Có miêu tả lãnh tụ thời trẻ tuổi, có cả hình ảnh những năm Lenin đội mũ lưỡi trai, mặc áo choàng hoặc không, tượng lớn tượng nhỏ, trong tư thế ngồi và đứng. Tổng cộng có khoảng 33 loại hình tượng đài khác nhau. Dưới đây là những tượng đài hay gặp nhất:

Tượng đài phổ biến nhất là tác phẩm của điêu khắc gia Xô-viết Merkurov: Lenin đang hướng về phía trước. Tượng đài được làm từ đá granit hoặc bê-tông. Có khoảng 215 bản sao như vậy ở Nga. «Lenin của Merkurov»  thậm chí còn được trưng bày ngạo nghễ trong  Triển lãm Thế giới ở New York.

Một hình ảnh phổ biến khác là Lenin giơ tay về phía trước, tác giả là nhà điêu khắc Kotikhin. Hình mẫu này đã được nhân bản 200 lần.    

Trên các quảng trường thành phố và công viên đô thị của các tỉnh, có thể tìm thấy khoảng 120 tượng đài Lenin với tờ báo trên tay. Hình mẫu này được dựng đại trà trong những năm hậu chiến. Trên địa bàn các trường học và nhà trẻ cũ, vẫn có thể tìm thấy Lenin khi còn là cậu học trò với cuốn học vần trên tay. Tổng cộng loại này không quá 25 tượng.

Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?

Khá được ưa chuộng là tạo hình Lenin đang đàm đạo với Stalin. Tuy nhiên, sau khi Stalin qua đời và ở Liên Xô dấy lên cuộc đả phá tệ sùng bái cá nhân thì hầu như tất cả các tượng đài như vậy đã bị tháo dỡ, hoặc chỉ để lại một mình Lenin trên bệ.

Tượng đài Lenin lớn nhất

Lenin cao nhất đứng ở Volgograd, tượng có chiều cao tới 57 mét. Đây không chỉ là tượng đài cao nhất về Lenin mà còn là tượng đài cao nhất thế giới tưởng niệm một nhân vật thực sự từng sống trên đời.

Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?

Các tượng đài Lenin ở Tashkent (Uzbekistan) và Baku (Azerbaijan) có thể chiếm ngôi vị lớn thứ hai. Nhưng đã bị phá bỏ. Do đó, lớn thứ hai hiện nay là tượng đài Lenin cao 26 mét ở thành phố Dubna ngoại ô Matxcơva.

Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?

Chiếm vị trí thứ ba là tượng đài Lenin cao 25 mét tại thành phố Osh (Kyrgyzstan).

Một cánh tay lớn màu xanh xuất hiện ở Kiev, tại nơi trước kia là tượng đài Lenin

Một trong những tượng đài Lenin đẹp nhất dựng ở trung tâm Matxcơva, trên Quảng trường Kaluzhskaya. Tượng đài cao 22 mét khánh thành năm 1985, tác giả là hai nhà điêu khắc Lev Kerbel và Vladimir Fedorov.

Tượng đài Lenin lạ thường nhất

Trong những năm thời Xô-viết có số lượng lớn các dự án mô tả hình ảnh Lenin được đề xuất. Nhiều dự án trong đó chỉ còn lại là hình vẽ trên giấy, nhưng vẫn có một số tượng đài thú vị được thực hiện và tồn tại cho đến ngày nay.

Bệ đỡ khác thường nhất của tượng đài Lenin là ở thành phố Nizhny Tagil vùng Ural. Tác giả là một giáo viên bình thường dạy môn hoạ ở trường phổ thông №1 Alexey Frolov. Lenin đứng trên quả địa cầu, còn hành tinh Trái đất hình tròn thì đặt trên chồng sách.

Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?

Đầu Lenin lớn nhất thế giới, nặng 42 tấn và cao gần 8 mét, được dựng trên Quảng trường Sovetov ở Ulan-Ude.

Lenin được đặt lên đường ray là tại Matxcơva phía trước Tổng kho đầu máy xe lửa gần ga Leningradsky. Bệ tượng đặc biệt được chế tạo dưới dạng cơ cấu bánh xe.

Còn lại bao nhiêu tượng đài Lenin trên thế giới?
«Lenin sải bước khắp thế giới»

Hiển nhiên, tượng đài Lenin không chỉ tồn tại trên không gian hậu Xô-viết, mà cả trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, thông thường, đây không phải là tượng gốc theo chân dung nguyên mẫu, mà là một loại phóng tác tượng trưng khác nhau của các hoạ sĩ. Ví dụ, một bức tượng Lenin không đầu đặt ở lối vào nhà hàng Nga ở Las Vegas.

Nghị viện châu Âu phẫn nộ vì vụ dựng tượng Lenin ở Đức

Tuy nhiên, tìm tượng đài Lenin «đích thực» ở nước ngoài chẳng phải là việc đơn giản dễ dàng. Một số tượng đài ở châu Âu tưởng niệm Lenin từng được dựng tại các nước thuộc phe XHCN cũ (ở CHDC Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary) đã bị tháo dỡ và chuyển vào dưới mái nhà Viện Bảo tàng từ cuối những năm 1980. Cho đến nay, vẫn còn di tích tượng đài ở Ấn Độ (Delhi, Vijayawada, Kolkata), Bulgaria (Novgrad, Banya), Cuba và Mông Cổ. Một số tượng đài di tích được bảo tồn nguyên thể như ban đầu ở Đức và Phần Lan.

Ông Dmitry Kudinov sáng lập trang web Leninstatues cho biết rằng hiện nay ở Trung Quốc rộng lớn chỉ có hai tượng đài Lenin. Và cả hai đều nằm trong Khu Tự trị Tân Cương. Một tượng đài được chính quyền thành phố Urumqi cho dựng ở phía trước tòa nhà Lãnh sự quán Liên Xô cũ vào những năm 1990. Tượng đài Lenin thứ hai ở quận Cổ Lợi Á (Gulja) trong khuôn viên khách sạn «YiLi».

Ở Việt Nam cũng có tượng đài Lenin. Một tượng đài trong số này được dựng trong công viên đối diện với Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội. Tượng đài do điêu khắc gia Alexandr Tyurenkov thiết kế. Cũng có thể thấy tượng Lenin của tác giả này ở thủ đô Ấn Độ.

Tượng đài «cô đơn» hiếm khi được viếng thăm nhất trên thế giới là pho tượng bán thân của Lenin ở Nam Cực. Ngày 14 tháng 12 năm 1958, đội thám hiểm Nam Cực III của Liên Xô do Evgeny Tolstikov làm trưởng đoàn là nhóm khảo sát đầu tiên trên thế giới đến được điểm Nam Cực xa nhất, thiết lập một trạm tạm thời và dựng tượng bán thân Lenin trên mái nhà, mặt quay về hướng Matxcơva. Lần gần nhất có khách thăm viếng «Lenin Cực Nam» là vào năm 2007 trong chuyến thám hiểm vùng Cực của các chuyên gia Anh-Canada.

Thảo luận