Đại dịch COVID-19

Hoa Kỳ lo sợ việc công nghệ tạo ra vắc xin ngừa COVID-19 bị chuyển giao cho Nga

MOSKVA (Sputnik) - Các công ty dược phẩm Mỹ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không ủng hộ quyết định tạm đình chỉ bằng sáng chế đối với các loại thuốc chống coronavirus, vì điều này có thể dẫn đến việc các công nghệ đã phát triển bị chuyển giao cho Trung Quốc và Nga, báo Financial Times trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết.
Sputnik

Theo tờ báo, các nhà sản xuất thuốc chống coronavirus của Mỹ đã bày tỏ với các quan chức giấu tên sự lo ngại khi quyền sở hữu trí tuệ đối với thuốc chống lại COVID-19 tạm thời bị bãi bỏ, khiến cho chính phủ Trung Quốc và Nga có thể áp dụng công nghệ RNA Matrix, có thể được sử dụng trong tương lai không chỉ để tạo ra vắc xin mà còn dùng làm thuốc chống lại bệnh ung thư hoặc bệnh tim. Theo ghi nhận, đại diện của các công ty dược phẩm J&J, Pfizer, Moderna và Novavax vẫn chưa đưa ra bình luận về chuyện này.

Bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ

Theo công bố, đề xuất đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại thuốc liên quan đến điều trị coronavirus đã được Ấn Độ và Nam Phi đưa ra trong khuôn khổ WTO vào tháng 10 năm 2020. Gần 60 quốc gia đã ủng hộ sáng kiến này.

Hoa Kỳ từ chối chia sẻ vắc xin COVID-19 với các nước khác

Chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đề xuất này cùng với Anh, các nước thuộc Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ.

Tờ Financial Times viết rằng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai gần đây đã quay trở lại vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, khiến các nhà sản xuất vắc xin lo ngại. Người ta lưu ý rằng nhóm của bà Tai "đánh giá tính hiệu quả của việc bãi bỏ" và "xem xét tất cả các khả năng" trong chính sách tiếp đó của Hoa Kỳ về vấn đề này. Ngoài ra, bà tuyên bố rằng "thị trường hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển về y tế".

Cuộc tranh luận của WTO về khả năng đình chỉ bằng sáng chế đối với vắc xin COVID-19 được thúc đẩy do lo ngại rằng các nước phát triển đang đi trước các nước đang phát triển về tỷ lệ tiêm chủng.

Thảo luận