ASEAN sẽ bảo vệ quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn từ bên ngoài

Hội nghị thượng đỉnh ngày 24/4 của lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta cho thấy rằng, Hiệp hội sẵn sàng bảo vệ chính quyền quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn từ bên ngoài, - chính trị gia Thái Lan, nhà báo chuyên mục Nitiphumthanat Ming-rujiralai nói với Sputnik.
Sputnik
"Hội nghị thượng đỉnh, mà các bên tham gia đều gọi hoạt động này là thành công, đã cho thấy rằng, ASEAN sẵn sàng bảo vệ quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn, bất kể chúng xuất phát từ đâu - từ Hoa Kỳ, từ Liên minh châu Âu hay Trung Quốc", - chuyên gia Thái Lan Nitiphumthanat Ming-rujiralai nói với Sputnik.

Ông đã bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova mang tên Lomonosov năm 1997 về đề tài "Sự phát triển quan điểm của các chính quyền quân đội Miến Điện (Myanmar) năm 1962 - 1997". 

EU mở rộng biện pháp trừng phạt chống Myanmar, thêm 10 cá nhân và 2 tổ chức

ASEAN như vỏ sò với Myanmar bên trong

"ASEAN đã biến thành một loại vỏ sò với Myanmar bên trong, con sò có thể khép kín miệng bất cứ lúc nào khi nguy hiểm đến gần. Trong khi ASEAN bảo vệ Myanmar, không ai có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn chống lại nước này để ép buộc quân đội ra đi và chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự", - ông giải thích và nói thêm rằng, ASEAN với 10 nước thành viên và dân số 650 triệu người, với kim ngạch thương mại khổng lồ với Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu, hiện có sức ảnh hưởng mạnh đến các quá trình trên thế giới.
ASEAN sẽ bảo vệ quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn từ bên ngoài
"Bản thân ASEAN không thể tác động đến tình hình Myanmar do nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội - các nước thành viên không thể can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Từ quan điểm này, việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh bàn về tình hình nội bộ Myanmar là hành vi vi phạm nguyên tắc cơ bản này. Và Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội Myanmar, không sợ hãi đến Jakarta và tham dự Hội nghị thượng đỉnh", - chuyên gia Ming-rujiralai nói.
ASEAN sẽ bảo vệ quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn từ bên ngoài

Tất nhiên, ASEAN sẽ cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, đặc biệt trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, bởi vì công tác phòng chống đại dịch ở nước này thực tế đã trở nên vô nghĩa trong bối cảnh các cuộc biểu tình quy mô lớn, các cuộc đình công và đụng độ giữa những người chống đối chính quyền quân sự và lực lượng an ninh, ông Ming-rujiralai nói.

"Tuy nhiên, không nên chờ đợi tiến triển lớn trong đối thoại giữa các bên xung đột sau khi Chủ tịch và Tổng thư ký ASEAN tới nước này, theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh”.

Theo chuyên gia Ming-rujiralai, tình hình sẽ phát triển theo kịch bản của chính quyền quân đội và ASEAN có ảnh hưởng rất nhỏ đến tình hình. 

Việt Nam chia sẻ lo ngại của Liên Hợp Quốc về tình hình tại Myanmar

Ông Ming-rujiralai nói: “Mặt khác, trên trường quốc tế, ASEAN sẽ không cho phép áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn đối với chính quyền quân đội so với các lệnh trừng phạt vốn đã thành công cụ quen thuộc đối với Myanmar”.

Ông Ming-rujiralai nói tiếp, ai đó có thể không thích điều này, nhưng đây là một sự thật lịch sử: quân đội Myanmar có thể bảo vệ Myanmar khỏi sự sụp đổ, để nước này không bị xé ra thành 7-10 nhà nước riêng biệt, nguy cơ này như thanh gươm Damocles treo lơ lửng trên Myanmar, và các bên khác tham gia xung đột không thể bảo vệ đất nước này.

"Sự sụp đổ của Myanmar và dòng người tị nạn từ Myanmar ồ ạt đến các khu vực Đông Nam Á là một cơn ác mộng không chỉ đối với các nước láng giềng, mà còn đối với tất cả các thành viên ASEAN. Họ sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn nguy cơ này", - chuyên gia Ming-rujiralai nói.
Khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Indonesia

Hội nghị thượng đỉnh chỉ mang tính hình thức 

"Hội nghị thượng đỉnh ở Jakarta trên một mức độ lớn là một sự kiện mang tính hình thức. Mặc dù đây không phải là một định nghĩa hoàn toàn chính xác. Sự kiện này “mang tính hình thức” bởi vì các nhà lãnh đạo ASEAN đã cho thế giới thấy rằng, họ, cũng như phần còn lại của thế giới đều có những lo ngại sâu sắc về tình hình Myanmar, về số lượng công dân Myanmar thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh trong những tháng gần đây và họ đang cố gắng làm điều gì đó”, - ông Ming-rujiralai nói.

Tại Hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra đồng thuận kêu gọi chấm dứt ngay lập tức bạo lực ở Myanmar, thả tất cả những người bị giam giữ và bị bắt giữ trong những tháng trôi qua kể từ khi quân đội lên nắm quyền, tiếp nhận phái đoàn của ASEAN (phái đoàn ở cấp cao nhất bao gồm đại diện của Tông Thư ký) sẽ đến Myanmar để gặp tất cả các bên liên quan, chuyên gia Ming-rujiralai nhắc nhở. 

ASEAN sẽ bảo vệ quân đội Myanmar khỏi các biện pháp cứng rắn từ bên ngoài

Tình hình Myanmar

Quân đội Myanmar đã loại bỏ chính phủ dân sự và nắm chính quyền vào ngày 1 tháng 2, đã bắt giữ hàng loạt lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2020 đã bị gian lận. Quân đội cho rằng, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền lúc bấy giờ và các cơ quan dân sự không muốn điều tra gian lận trong cuộc bầu cử. Sau khi lên nắm quyền với sự trợ giúp của cơ chế hiến pháp ban hành tình trạng khẩn cấp, các nhà lãnh đạo của chính quyền quân đội đã hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới trong một năm và chuyển giao quyền lực cho bên giành chiến thắng. Vào ngày 9 tháng 4, tại cuộc họp báo ở Naypyidaw, phát ngôn viên của chính quyền quân đội, Tướng Zaw Min Tun nói về thời điểm khác tổ chức bầu cử - trong vòng hai năm. 

Những cuộc biểu tình chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố ở Myanmar. Hơn 70% công chức, bao gồm cả nhân viên y tế, tham gia chiến dịch bất tuân dân sự đã bỏ việc. 

Tại sao các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar không còn đông đảo như trước?

Theo chính quyền quân đội, phong trào phản đối bùng nổ sau khi họ nắm chính quyền ban đầu chỉ có các cuộc biểu tình hòa bình, nhưng, rất nhanh chóng chuyển sang các hành động bạo lực vũ trang chống lại chính quyền, với các cuộc tấn công vũ trang vào cảnh sát và quân nhân, những hành vi đốt phá, trong đó những người dân vô tội đã trở thành nạn nhân, với các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát và quân đội Myanmar. Chính quyền quân đội cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các bệnh viện và phương tiện giao thông công cộng không hoạt động ở Myanmar vì các bác sĩ và nhân viên giao thông công cộng đình công.

Thảo luận