Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Quốc hội Việt Nam sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới tại Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/7/2021. Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ các nhân sự lãnh đạo chủ chốt?
Sputnik

Đây là quy trình nhân sự hết sức bài bản, kỹ càng, chặt chẽ và khoa học của Việt Nam để tìm được nhân sự lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội xứng đáng.

Việt Nam bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới vào tháng 7

Chiều nay 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam họp đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV vừa qua và cho ý kiến sơ bộ về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất (kỳ họp đầu tiên) Quốc hội khóa XV sắp tới đây.

Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội thông tin cho biết, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới dự kiến làm việc trong 11 ngày.

Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Theo đó, Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa XV của Việt Nam nếu không có gì thay đổi sẽ khai mạc vào thứ Ba, ngày 20/7 và bế mạc vào ngày 3/8.

Việt Nam có Phó Chủ tịch nước trẻ nhất trong lịch sử
Khác với thông lệ khóa trước, phiên trù bị dự kiến tổ chức vào chiều 19/7 thay vì vào đầu buổi sáng ngay trước khi khai mạc chính thức Kỳ họp đầu tiên để có thời gian thực hiện một số công việc cần thiết, trong đó có hướng dẫn đại biểu Quốc hội mới sử dụng hệ thống kỹ thuật tại Nghị trường.

Đặc biệt, trình bày báo cáo về việc chuẩn bị bước đầu cho Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XV, ông Bùi Văn Cường cho hay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội khóa mới.

Cũng theo đồng chí Bùi Văn Cường, đầu kỳ họp, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.

Theo lịch trình dự kiến, sau khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước, Quốc hội sẽ dành 6 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự. Đây là nội dung hết sức quan trọng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “được lòng” dân ở nơi cư trú

Tại kỳ họp Thứ nhất Quốc hội khóa XV, đầu tiên, Quốc hội sẽ quyết định số Phó chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khóa mới và vị trí Tổng Kiểm Nhà nước.

Tiếp đến, các Đại biểu Quốc hội mới của Khóa XV cũng sẽ tiến hành quy trình để bầu Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cùng với đó, Quốc hội khóa XV sẽ quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh (nếu có).

“Nếu vội vàng làm sao chọn được người tốt”?

Phát biểu nêu ý kiến về thời gian dành cho công tác nhân sự, một trong những nội dung chủ chốt của Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, vấn đề nhân sự cần phải làm “rất kỹ”.

“Công tác cán bộ phải làm bình tĩnh, để đại biểu có thời gian nghiên cứu hồ sơ”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Lý giải thêm về việc vì sao Quốc hội phải dành đến 6 ngày cho công tác nhân sự, đồng chí Đỗ Bá Tỵ khẳng định, đây là nội dung quan trọng, không thể vội vàng hay rút ngắn.

"Nếu rút ngắn thời gian người ta nói làm vội vàng thì làm sao chọn được người tốt, nên thời gian cho công tác nhân sự 6 ngày là hợp lý, không nên rút ngắn, kéo dài cũng không nên”, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói.

Ngày 06/04: Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước và Tổng Kiểm toán
Ngoài công tác nhân sự đặc biệt quan trọng, tại kỳ họp đầu tiên này, Quốc hội khóa XV cũng sẽ dành 4 ngày để xem xét các báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng sẽ tiến hành phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019.

Bên cạnh đó, Quốc hội khóa mới cũng xem xét, thông qua các nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề.

Các đại biểu cũng sẽ xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2025 và một số nội dung khác.

Vì sao Việt Nam phải tiếp tục bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Quy trình nhân sự ở Việt Nam được thực hiện hết sức chặt chẽ, bài bản và khoa học.

Đảng Сộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước

Tổng Bí thư hiện nay (khóa XIII) là đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 lần đại hội. Đại hội XIII diễn ra vào tháng 1 năm 2021 đã thành công tốt đẹp, bầu ra được 200 cá nhân xuất sắc, ưu tú vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa mới (khóa XIII) gồm 180 Ủy viên chính thức, 20 Ủy viên dự khuyết.

Việc Quốc hội vừa thông báo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV với việc dự kiến bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và nhiều chức danh lãnh đạo Nhà nước chủ chốt khác của Việt Nam vào trung tuần cuối tháng 7 không có điều gì bất thường.

Theo chia sẻ của nguyên Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích trước đó, việc các lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội) được bầu và tuyên thệ ở kỳ họp này là thuộc Quốc hội khóa XIV.

“Đến đầu nhiệm kỳ sau có thể bầu lại người đó, có thể bầu người khác, nhưng đương nhiên là người nào được bầu vào chức danh đó thì vẫn phải tuyên thệ. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm và kiện toàn đợt này là thẩm quyền của Quốc hội khóa XIV. Đến tháng 7 này, chúng ta có Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục hoàn thiện công tác kiện toàn bộ máy”, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc thông tin.

Ngày 05/04: Quốc hội bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng
Đồng thời, theo tiền lệ của các nhiệm kỳ trước, những nhân sự chủ chốt vừa được kiện toàn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, sẽ tiếp tục được bầu, phê chuẩn tại Kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa XV – khóa mới.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, tại Kỳ họp thứ 11, kỳ cuối cùng, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ cuối tháng Ba (23/3) đến đầu tháng Tư (8/4) vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã dành 8 ngày cho công tác kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt của đất nước.

25 chức danh lãnh đạo chủ chốt được kiện toàn, trong đó, đáng chú ý nhất là ba vị trí chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đều đã chọn được các ứng cử viên xứng đáng.

Lần đầu tiên nguyên Thủ tướng Việt Nam (đồng chí Nguyễn Xuân Phúc) được bầu làm Chủ tịch nước. Nguyên trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được bầu làm Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ. Kế nhiệm nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là đồng chí Vương Đình Huệ.

Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?

Báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 11 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh, các nhân sự được bầu hoặc phê chuẩn có cơ cấu hợp lý, là những người có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, trưởng thành từ cơ sở, trải qua nhiều vị trí công tác, có tư duy đổi mới, đồng thời, bảo đảm sự kế thừa, ổn định và phát triển.

Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem tài năng, phẩm chất đạo đức cách mạng của người Cộng sản và năng lực, kinh nghiệm đóng góp vào giai đoạn mới phát triển nhanh, thuận lợi, đầy tươi sáng của đất nước.

Thảo luận