Đại dịch COVID-19

F1 thành F0, Việt Nam tái bùng phát lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng?

Hà Nam vừa phát hiện 4 ca Covid-19 nghi lây nhiễm cộng đồng. Đây là các F1 của bệnh nhân N.V.Đ (từ Nhật Bản về) cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sáng 29/4.
Sputnik

Việc 4 người thân (F1) của gia đình nam thanh niên nhiễm Covid-19 thành F0 gây ra lây nhiễm cộng đồng, Hà Nam đã phải tiến hành phong tỏa thôn Quan Nhân.

Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo Việt Nam cần nâng cấp độ phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh tàn phá kinh hoàng ở Ấn Độ và vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng ở Campuchia, Lào, Thái Lan sát biên giới Việt Nam.

Nóng: Hà Nam phát hiện 4 ca Covid-19 nghi lây nhiễm cộng đồng

Chiều nay, 19/4, Sở Y tế tỉnh Hà Nam lên tiếng xác nhận về 4 ca Covid-19 mới nghi lây nhiễm trong cộng đồng.

Sở Y tế Hà Nam cho hay, đây là bốn người thân trong gia đình tiếp xúc với bệnh nhân N.V.Đ (28 tuổi, người vừa trở về từ Nhật Bản), được Bộ Y tế xác định dương tính sáng 29/4.

Số phận công dân Việt Nam trước bão COVID-19 tại Ấn Độ ra sao?

Bệnh nhân nam này sau hai tuần cách ly về địa phương thì bị ho sốt, xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với nCoV. Trường hợp của bệnh nhân N.V.Đ rất lạ do thời gian cách ly đủ 14 ngày và đã có tới 3 lần xét nghiệm đều âm tính. Được biết, đoàn của Bộ Y tế đã về Hà Nam điều tra và thực hiện hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Sở Y tế Hà Nam cho biết, 4 người thân trong gia đình tiếp xúc gần với nam thanh niên dương tính SARS-CoV-2 đã trở thành F0. Hà Nam buộc phải tiến hành phong tỏa thôn Quan Nhân- nơi bệnh nhân N.V.Đ sinh sống.

Hiện tại lực lượng chức năng đã lập 4 chốt kiểm dịch và tiến hành phong tỏa thôn Quan Nhân với 320 hộ, 1068 nhân khẩu.

Chiều 29/4, Sở Y tế Hà Nam cho biết, có thêm 4 người ở cùng nhà với anh N.V.Đ “nghi nhiễm Covid-19 ở thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân.

Cả 4 trường hợp F1 này đều đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Cụ thể đây là bố, mẹ, vợ và con của bệnh nhân.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Hà Nam cũng như cập nhật trên cổng thông tin Bộ Y tế, ngày 7/4, anh N.V.Đ từ Nhật Bản trở về và thực hiện cách ly tập trung tại khách sạn Alisian Beach, TP. Đà Nẵng.

Tại phòng, bệnh nhân có ở cùng với một người tên là D. quê Hưng Yên (phòng 1203). Trong thời gian cách ly, bệnh nhân đã làm xét nghiệm ba lần các nagfy 8/4, 12/4 và 21/4 - đều cho kết quả âm tính.

Ngày 21/4, bệnh nhân đi xe Tân Kim Chi (giường cuối cùng bên phải xe) từ 20 giờ ngày 21/4 đến 7h30 ngày 22/4 từ TP.Đà Nẵng xuống nút giao xã Liêm Tuyền (tỉnh Hà Nam) rồi đi xe taxi về nhà.

F1 thành F0, Việt Nam tái bùng phát lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng?

Ngày 23/4, bệnh nhân tiếp xúc với bạn bè và người thân ở xóm 5 Hồng Lý, xã Chân Lý và xóm Nội Đọ, xã Bắc Lý (cùng H.Lý Nhân) sau đó đi đổ xăng tại cây xăng Thùy Dương. Từ ngày 26/4 đến ngày 28/4, bệnh nhân N.V.Đ không đi đâu.

Sau khi có thông tin anh N.V.Đ có biểu hiện ho, sốt, đau họng, cơ quan chức năng đến lấy mẫu, điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lần 1 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam.

Bộ Y tế xử lý thế nào với các trường hợp dương tính Covid-19 ở khu cách ly?
Hiện tại, bệnh nhân này đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cách ly điều trị.

Đồng thời, qua điều tra dịch tễ đến, đến nay, cơ quan chức năng đã xác định được 100 người F1 và 320 người F2 của anh N.V.Đ. Trong đó có 4 F1 đã thành F0.

Lãnh đạo xã Đạo Lý đã gửi thông báo tới người dân yêu cầu tất cả những ai tiếp xúc với anh Đ. tự giác khai báo y tế và cách ly tại nhà. Tất cả hộ kinh doanh ở chợ cóc Quan Nhân dừng việc buôn bán, không được phép tụ tập đông người.

Các gia đình có con đang học tại trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non có tiếp xúc anh Đ. và người nhà phải cho các cháu nghỉ học ngay đến khi có thông báo mới.

Lãnh đạo địa phương cũng nêu rõ, gia đình có việc hiếu, hỉ, cần báo cáo với chính quyền địa phương và nghiêm túc thực hiện việc giãn cách theo quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn

Theo số liệu cập nhật mới nhất trên cổng thông tin của Bộ Y tế, tính đến chiều 29/4, Việt Nam đã có 2865 ca mắc Covid-19, trong đó có 2.516 bệnh nhân đã bình phục. Số ca tử vong vẫn dừng lại ở mốc 35 bệnh nhân.

Việt Nam thiết lập "hàng rào thép" bảo vệ vùng biên giới khỏi dịch Covid-19

Liên quan đến trường hợp nam thanh niên ở Hà Nam nghi dương tính với Covid-19, chiều 29/4, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 35 về việc tìm hành khách đi trên chuyến bay VJ3613 từ Nhật Bản hạ cánh sân bay Đà Nẵng ngày 7/4.

Theo thông báo của Bộ Y tế, những hành khách đi trên chuyến bay VJ3613 từ Nhật Bản hạ cánh sân bay Đà Nẵng ngày 7/4 (dù đã cách ly tập trung) đề nghị liên lạc ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ, lấy mẫu xét nghiệm và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.

Cũng trong chiều ngày 29/4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hà Nam tổ chức họp khẩn để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trước đó, sáng 29/4, ông Nguyễn Trọng Khải, Giám đốc Sở Y tế Hà Nam cho hay, địa phương đang làm xét nghiệm lại lần nữa để đảm bảo có kết quả chính xác. Các trường hợp là F1, người thân của bệnh nhân đã được đưa đi cách ly tập trung.

TP.HCM có ca nghi nhiễm Covid-19 về từ Hà Nam

Chiều nay, Bộ Y tế cho biết, TP.HCM vừa ghi nhận một trường hợp nghi nhiễm mới. Đây là nam thanh niên 28 tuổi có địa chỉ thường trú ở Hà Nam, hiện đang ở nhà người thân tại khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

Việt Nam tích cực hỗ trợ Campuchia chống Covid-19, ngăn dịch lây lan xuyên biên giới

Bộ Y tế cho biết, ca nghi nhiễm ở TP.HCM là người tiếp xúc gần với trường hợp dương tính với nCoV sau cách ly ở Hà Nam.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin cho biết, ngay sau khi có thông tin trường hợp này là F1 do có tiếp xúc gần với ca dương tính tại tỉnh Hà Nam, TP.HCM đã lập tức triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Trong thông báo cũng nêu “người này được chuyển cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm khẩn, chiều ngày 29/4 cho kết quả nghi nhiễm SASR-CoV-2”.

Về kết quả điều tra dịch tễ ban đầu, cơ quan chức năng cho hay, ngày 22/4/2021, trường hợp này đi ăn uống với nam bệnh nhân được xác định dương tính ở tỉnh Hà Nam. Từ ngày 22-27/4 ở nhà tại Hà Nam.

Ngày 27/4/2021, người này đi chuyến bay số hiệu VJ133, số ghế 20B từ Sân bay Nội Bài đến Sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó đi taxi về nhà người thân tại khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.

Ngày 29/4/2021, nam thanh niên có ra Trạm Y tế phường Bình Hưng Hòa khai báo y tế sau khi biết thông tin về ca dương tính tại tỉnh Hà Nam.

HCDC cho biết đã điều tra có 5 trường hợp tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm tại Bình Tân.

“Các trường hợp tiếp xúc đã được cách ly tập trung, lấy mẫu chờ kết quả xét nghiệm. Thành phố tiếp tục thực hiện điều tra, truy vết, khoanh vùng theo quy định”, HCDC khẳng định.

Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cũng đề nghị hành khách đi trên chuyến bay VJ133 từ Hà Nội đi TP.HCM ngày 27/4 thực hiện khai báo y tế ở địa phương và tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.

“Việt Nam cần nâng cấp độ phòng chống dịch Covid-19”

TS.Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập là rất cao trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng gia tăng trong khu vực như ở Campuchia, Lào, Thái Lan, nguy cơ thêm các ca nhiễm nhập cảnh vào Việt Nam và các ca lây nhiễm trong cộng đồng là cao. Do đó, Việt Nam nên cảnh giác Covid-19 có thể tái bùng phát.

Việt Nam ghi nhận 10 ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội, Khánh Hòa và Đà Nẵng

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng của Việt Nam cho rằng, phải chủ động. Việc dự phòng phải đi trước một bước.

“Nếu Việt Nam không chủ động phát hiện sớm ca bệnh, sẽ rất nguy hiểm”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ.

Theo ông Phu, đối với các trường hợp nhiễm, nếu phát hiện được và cách ly ngay thì không sao. Ngược lại, để lọt những ca đó vào cộng đồng, đi lại trong dân cư sẽ nhanh chóng tạo thành các ổ dịch.

Chuyên gia nhấn mạnh, hiện nay, năng lực của Việt Nam khá hơn rất nhiều về kinh nghiệm trong ngăn chặn, phát hiện, cách ly khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả. Đồng thời, cho đến nay, ngành y tế tự chủ được nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

“Tất cả phải sẵn sàng mới có thể đáp ứng khi bùng dịch. Đặc biệt, chúng ta không chỉ cần sẵn sàng về cơ sở vật chất mà cả con người”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ.

Chuyên gia lưu ý các địa phương không chỉ quan tâm đến cơ sở cách ly, mà còn cần chú trọng đến đội ngũ cán bộ, người có năng lực, trình độ về quản lý, cách ly để tránh sự lây nhiễm chéo trong các khu này.

Cố vấn cấp cao Trần Đắc Phu nêu rõ, Việt Nam phải có kịch bản, diễn tập để phòng khi có ca bệnh, sẽ thực hiện cách ly và đối phó được ngay. Mỗi địa phương phải chủ động, thực hiện phương châm "4 tại chỗ", tránh bị động khi dịch bùng phát, sẽ rất nguy hiểm.

“Các địa phương phải kích hoạt trạng thái như tình hình đang có dịch”, PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý và đề nghị Việt Nam cũng cần truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân và chính quyền địa phương để phát hiện các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp và ca bệnh dương tính với nCoV.

Đồng quan điểm, BSCKII Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam nhận định, hiện nay tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang rất trầm trọng với số ca nhiễm tăng cao.

Xung quanh Việt Nam, các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Phillipines dịch cũng đã bùng phát, các ca lấy nhiễm cộng đồng lớn. Do đó, theo chuyên gia Nguyễn Hồng Hà, điều đáng lo ngại hiện nay, người dân ở các nước lân cận với Việt Nam sẽ tìm mọi cách về nước vì vậy nguy cơ dịch xâm nhập rất cao.

Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene các ca mắc Covid-19 về từ Campuchia

Ông Nguyễn Hồng Hà cho biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới rất dài, 2.067 km, đi qua 10 tỉnh. Đặc biệt, đường biên giới trên biển rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, người dân giao lưu, đi lại nhiều. Người Việt Nam sống bên Campuchia cũng đông.

“Đây là nguy cơ lớn dễ phát tán nguồn bệnh trong cộng đồng. Chỉ một ca mắc chủng mới lây lan nhanh, sau thời gian ngắn có thể bùng dịch rất mạnh”, ông Hà nói.

Cùng với đó, chuyên gia cho biết, Bộ Y tế đã triển khai các đoàn công tác tập trung kiểm tra, công tác chống dịch ở các tỉnh khu vực Tây Nam bộ, tất cả đều phải nâng cấp độ chống dịch lên một bước, chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, hỗ trợ các tỉnh vùng biên giới nâng cao năng lực điều trị.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, việc người dân tự giác thực hiện thông điệp 5K và quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả và chìa khóa quan trọng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Thảo luận