Việt Nam cương quyết phản đối quyết định đơn phương về Biển Đông của Trung Quốc

HÀ NỘI (Sputnik) – Việt Nam cho rằng việc tiến hành các biện pháp bảo tồn sinh vật biển cần tuân thủ UNCLOS 1982, không làm phương hại đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trên biển khác.
Sputnik

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao 29/04, Việt Nam phản ứng trước thông tin hải cảnh Trung Quốc  thông báo đảm bảo thực thi luật cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ 1/5/2021 trên vùng biển có phạm vi bao gồm một phần Vinh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?.

Vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Phát biểu tại đây, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Đoàn Khắc Việt nêu rõ:

Kỷ niệm 46 năm giải phóng Trường Sa, Việt Nam đã làm gì để gìn giữ quần đảo?

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam cho rằng việc tiến hành các biện pháp bảo tồn sinh vật biển cần tuân thủ UNCLOS 1982, không làm phương hại đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trên biển khác. Việt Nam phản đối và cương quyết bác bỏ quy định đơn phương này của Trung Quốc, do vi phạm chủ quyền của Việt nam ở Biển Đông và Công ước về Luật biển 1982”.

Bình luận về việc chính quyền thành phố mà Trung Quốc gọi là Tam Sa đã gửi hồ sơ cho chính phủ xin phê duyệt đăng ký nhãn hiệu cho 218 thực thể trên toàn bộ Biển Đông từ năm 2014, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Đoàn Khắc Việt một lần nữa khẳng định:

"Lâp trường của Việt Nam đã được nói rõ rất nhiều lần, về quyền chủ quyền và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam. Một lần nữa tôi khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được xác lập theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 . Mọi hành vi phương hại đến quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đều vô giá trị, và Việt Nam kiên quyết phản đối".

Đối với thông tin tàu sân bay Sơn Đông và tàu đổ bộ tấn công Hải Nam ngày 28.4 đã rời căn cứ hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam để tiến vào Biển Đông. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:

"Mọi hoạt động trên biển đều phải tuân thủ theo Công Ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong khu vực, các vùng biển xác lập phù hợp với Công ước. Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực, đóng góp để thực hiện mục tiêu, nguyện vọng chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế về việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thượng tôn pháp luật tại Biển Đông".

Sơn Đông là tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc dựa trên tàu Liêu Ninh, được bàn giao cho hải quân nước này vào cuối năm 2019. Theo một đoạn video do Đài truyền hình T.Ư Trung Quốc (CCTV) phát đi hồi đầu tháng 4, tàu sân bay Sơn Đông sắp bước vào giai đoạn bắt đầu tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện để đạt năng lực hoạt động ban đầu (IOC). Từ khi được bàn giao đến nay, tàu Sơn Đông đã có 9 lần ra biển và chủ yếu hoạt động gần các căn cứ Đại Liên, Tam Á.

Việt Nam luôn bảo vệ công dân của mình

Cũng tại cuộc họp báo ngày 29/04, trả lời báo chí về việc Cơ quan chức năng Malaysia bắt hai tàu cá Việt Nam trong vùng biển nước này, ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết:

Philippines sẽ đưa hải quân đến Trường Sa nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên ở đó

“Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo ngay các cơ quan sở tại thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết. Đại sứ quán Việt Nam cũng đề nghị Malaysia cung cấp đầy đủ thông tin về vụ việc nói trên để cho các cơ quan chức năng trong nước điều tra. Ngư dân Việt Nam luôn được tuyên truyền cần phải tôn trọng luật pháp và tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982".

Bác bỏ thông tin không đúng về lực lượng dân quân tự vệ biển Việt Nam

Tại họp báo Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh, dân quân tự vệ biển Việt Nam và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển tuyệt đối tuân thủ luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế.

Theo đó, liên quan tới thông tin đăng tải trên một tạp chí Trung Quốc được tờ South China Morning Post dẫn lại nói rằng lực lượng dân quân biển của Việt Nam hoạt động gần vùng biển đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đe dọa lực lượng thực thi pháp luật, hàng hải và an ninh quốc phòng của Trung Quốc, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29/4 đã bác bỏ những thông tin này.

“Chúng tôi bác bỏ những thông tin không đúng về lực lượng dân quân tự vệ biển của Việt Nam. Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và toàn dân theo Luật Dân quân tự vệ năm 2019”, ông Việt nói.

Đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ, dân quân tự vệ biển là một phần của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển đảo.

“Dân quân tự vệ biển Việt Nam và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển tuyệt đối tuân thủ luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.
Thảo luận