Đây là quan điểm của chuyên gia quân sự Nga kiêm tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko nói với Sputnik.
Igor Korotchenko bình luận bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vừa công bố kế hoạch duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tương tự như với NATO ở châu Âu.
“Tôi không nghĩ rằng ngày nay bất kỳ ai sẽ tự nguyện gia nhập “NATO Châu Á”: mọi người đều nhận thức rõ rằng trong trường hợp này họ sẽ được giao nhiệm vụ “kéo hạt dẻ ra khỏi lửa” vì lợi ích của Hoa Kỳ. Chắc là trong khu vực này không có quốc gia nào muốn đảm nhận những chức năng tương tự như các chức năng đã được giao cho một số quốc gia châu Âu, chẳng hạn như Ba Lan và các nước Baltic”, - chuyên gia quân sự Korotchenko nói.
Vì sao Hoa Kỳ đang gia tăng sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Chuyên gia lưu ý rằng, Washington đang củng cố sức mạnh quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để gây áp lực lên Bắc Kinh, để ép buộc nước này từ bỏ kế hoạch giải quyết vấn đề Đài Loan bằng cách này hay cách khác, cũng như để mở rộng sự hiện diện quân sự và chính trị của Mỹ trong khu vực. Theo ông Korotchenko, đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với Hoa Kỳ, bởi vì Trung Quốc đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực xây dựng tiềm lực quốc phòng, trước hết là lực lượng hải quân.
Đồng thời, theo ông Korotchenko, ít khả năng xảy ra một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Rủi ro đụng độ quân sự luôn tồn tại. Nhưng, có chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về kinh tế và tài chính, một kịch bản như vậy khó xảy ra. Đồng thời, không thể loại trừ nguy cơ này - bất kỳ sự cố quân sự sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ căng thẳng leo thang”, - chuyên gia Korotchenko nói.
Đọc thêm: “NATO Châu Á” trên lời nói và trên biển