Theo quan điểm của chuyên gia này, xung đột liên tục phát sinh ở các khu vực tranh chấp ven biên, do gần 1/3 biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan không được phân định và không cắm mốc.
Mỗi bên đều có sự thật riêng
«Bên nào cũng có sự thật riêng, ai cũng dựa theo bản đồ của mình và khẳng định là mình đúng. Thời Liên Xô, các đường biên giới chỉ thuần tuý mang tính chất hành chính, là không thực tế và thay đổi thường xuyên, do vậy có thể tìm thấy sự khẳng định theo bản đồ riêng về địa điểm này hay vị trí kia tùy thích», - ông Grozin nhận xét.
Cạnh tranh làm bối cảnh nóng lên
Chuyên gia Andrei Grozin cũng cho rằng việc trao đổi hàng hóa giữa các nước vẫn tiếp nối, cũng như các tiếp xúc sinh hoạt của cư dân, tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng tăng đang làm tình hình nóng lên. Ví dụ, ở Tajikistan, số dân đang tăng nhanh trong khi tài nguyên ngày càng cạn dần.
«Theo nhãn quan của tôi, sở dĩ như vậy là do đã mấy thế hệ cư dân không còn sống chung trong Liên bang Xô-viết, không còn biết thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc vốn hình thành và được xây đắp ở Liên Xô. Cư dân đã quen coi những người ở bên kia đường biên giới tưởng tượng là kẻ lạ. Tôi cho rằng chính sự cạnh tranh giữa các cộng đồng sắc tộc là cơ chế chính của mọi xung đột», - ông Grozin nói thêm.
Trước đó vào ngày Chủ nhật, có thông báo rằng Kyrgyzstan và Tajikistan đã bắt đầu rút binh sĩ và thiết bị quân sự ra khỏi khu vực xung đột vũ trang ở ven biên. Tình hình tại vùng biên giới được đánh giá là «bình ổn», đêm qua không ghi nhận xảy ra sự cố hay vụ nổ súng nào nữa.
Đọc thêm: Tajikistan phủ nhận việc pháo kích vào làng Kyrgyzstan