Sự khác biệt giữa các chuyến bay trên tàu vũ trụ Soyuz và Crew Dragon?

WASHINGTON (Sputnik) - Phi hành gia Shannon Walker của NASA đã so sánh chuyến bay trên tàu vũ trụ Soyuz (Nga) và Crew Dragon của Mỹ.
Sputnik
"Có sự khác biệt, nhưng chúng không đáng kể. Mức độ quá tải khác nhau, không tệ hơn hay tốt hơn, chỉ khác nhau, cũng như vậy ở giai đoạn quay về - tải trọng khác nhau, cảm giác khác nhau khi hạ bằng dù, chẳng hạn như thời gian Dragon rơi xuống bằng dù ngắn hơn so với Soyuz", Walker nói trong một cuộc họp báo tại NASA.
NASA đàm phán với Roscosmos để thực hiện các chuyến bay trên Crew Dragon

Theo bà, việc hạ cánh của phi hành đoàn Dragon xuống nước có vẻ "nhẹ nhàng hơn một chút" so với việc tàu "Soyuz" của Nga tiếp đất

"Có những điểm khác biệt, nhưng có nhiều điểm tương đồng", phi hành gia NASA đã bay lên ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga vào năm 2010 tóm tắt.

Các chuyến bay đến ISS

Năm 2011, Hoa Kỳ đã kết thúc việc vận hành tàu con thoi -hệ thống vận tải có người lái có thể tái sử dụng. Sau đó, cho đến năm 2020, các đội bay lên MKS bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga, và Mỹ tiếp tục các chuyến bay có người lái của mình bằng việc sử dụng tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần Crew Dragon của công ty tư nhân SpaceX. Đến nay, họ đã thực hiện hai chuyến bay lên MKS với phi hành đoàn.

Đội bay Dragon trở lại Trái đất vào tuần trước sau chuyến bay đầu tiên theo lịch trình lên MKS. Phi hành đoàn gồm bốn người - các phi hành gia NASA Mike Hopkins, Victor Glover và Shannon Walker, cũng nhà du hành Nhật Bản Soichi Noguchi — đã ở trên quỹ đạo trong sáu tháng.

Đọc thêm:

Thảo luận