Tuyên bố của G7 về Tân Cương
Trước đó, theo kết quả cuộc họp hai ngày tại London, các Ngoại trưởng G7 đã thông qua tuyên bố bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về những vụ vi phạm nhân quyền ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và Tây Tạng, đặc biệt là chống lại người Duy Ngô Nhĩ Uighur, chống sắc tộc và tôn giáo thiểu số, cũng như sự hiện diện của mạng lưới lớn «các trại cải huấn chính trị, các thông báo về hệ thống lao động và triệt sản cưỡng bức» ở Tân Cương.
Số phận không giản đơn của Cuba
«Bất chấp sự thật rằng Cuba là đất nước đang phát triển với mức thu nhập thấp, suốt trong chặng dài hơn 60 năm phải hứng chịu sự phong tỏa của Hoa Kỳ tương đương với tội ác diệt chủng, chúng tôi cũng như Trung Quốc luôn nỗ lực để đảm bảo quyền phát triển của cư dân, quyền sống, quyền có lương thực, quyền làm việc, quyền về giáo dục, y tế», - nhà ngoại giao Cuba tuyên bố tại hội thảo về công cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo, phát triển và nhân quyền ở Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng «Cuba phản đối chính trị hóa, phản đối cách tiếp cận có chọn lọc chủ ý và lối áp dụng tiêu chuẩn kép trong lĩnh vực nhân quyền».
«Thật đáng tiếc là vấn đề này vẫn đang bị thao túng nhằm phục vụ mục đích chính trị, cũng như bị lợi dụng như là cái cớ để một số nước che giấu lợi ích thống trị của họ», - Đại sứ nhận định.
Đọc thêm:Trung Quốc kêu gọi Quốc hội Anh rút bỏ phiếu bất tín nhiệm về "nạn diệt chủng" ở Tân Cương