Kinh tế thế giới
Các chuyên gia đưa ra hai kịch bản phát triển kinh tế thế giới. Theo giả thiết cơ bản, đại dịch coronavirus sẽ kết thúc vào giữa năm nay, tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo ở mức 4%/năm và giá dầu sẽ tăng lên 82-85 USD/thùng vào cuối thập kỷ này. Kịch bản "khủng hoảng cơ cấu" giả định rằng đại dịch sẽ kéo dài đến giữa năm 2022, tăng trưởng GDP thế giới sẽ ở mức 2-3%/năm và giá dầu sẽ giảm xuống 50-55 USD/thùng và tăng lên 65 USD/thùng vào đầu thập niên 2030.
Các nhà kinh tế lưu ý rằng cả hai kịch bản đều giả định suy thoái theo chu kỳ, dự kiến vào giữa thập niên 2020, nhưng trong kịch bản thứ nhất, khủng hoảng là hậu quả thị trường quá nóng do kích thích tiền tệ, trong khi ở kịch bản thứ hai – khủng hoảng là do nợ tiếp tục diễn ra vì đại dịch kéo dài, đặc biệt là ở các nước Nam Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia nhận định: “Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP thế giới sẽ giảm xuống còn 1–2%”. Trong mọi trường hợp, các nhà kinh tế lưu ý rằng cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Đây là cuộc khủng hoảng bị kích động bởi Mỹ, Trung Quốc và các nước EU thoát ra khỏi chế độ “tiền rẻ”, khiến nhiều công ty biến mất, đặc biệt là các công ty nông nghiệp và công nghiệp.
Khủng hoảng do COVID-19 gây ra
Trước đó, được biết các dự báo rằng trong năm 2021 kinh tế toàn cầu sẽ vượt qua khủng hoảng đại dịch coronavirus sẽ không thành hiện thực. Các chuyên gia từ Trường Đại học Kinh tế giải thích rằng các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu vào năm 2020 vẫn chưa được loại bỏ. Họ dự báo các biện pháp chống COVID-19, tốc độ tiêm chủng và các chủng vi-rút nguy hiểm mới xuất hiện sẽ gây tác động tiêu cực hơn nữa đối với kinh tế toàn cầu.