Họa sĩ 9x bật mí về tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer

HÀ NỘI (Sputnik) – Tự tìm tòi, học hỏi trên mạng từ những nét vẽ đầu tiên bằng chì màu, bút bi, đến nay, chàng họa sĩ trẻ Lê Đại Phát đã có nhiều tác phẩm hội họa gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng. Mới đây nhất, bức vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer của anh một lần nữa “gây sốt”.
Sputnik

Bức tranh đầu tiên bằng tiền polymer

Với 340 tờ tiền Việt Nam mệnh giá 500.000, 150 tờ 200.000 và gần 13 giờ đồng hồ, anh Lê Đại Phát đã hoàn thiện xuất sắc bức tranh độc đáo Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer.

Chia sẻ với Sputnik về ý tưởng này, anh cho biết:

“Mình thường vẽ tranh từ nhiều chất liệu khác nhau, như màu nước, sơn dầu, acrylic, phấn tiên, nhưng đây là lần đầu tiên mình dùng tiền polymer để vẽ. Bức tranh Bác Hồ mình thực hiện trong khoảng 7 ngày tính từ lúc lên ý tưởng. Mục đích là để kịp xong trước ngày sinh nhật Bác 19/5 tới đây. Tác phẩm mình làm chủ yếu để góp phần hoàn thiện đoạn video ngắn gửi tặng sinh nhật Bác. Số tiền tổng cộng để hoàn thiện bức tranh lên tới 200.000.000. Mình vay mượn từ những người thân trong nhà nên cũng không gặp khó khăn gì.
Họa sĩ 9x bật mí về tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer

Để tạo nên bức tranh có hồn, sống động với các chi tiết phức tạp bằng những tờ tiền khá cứng, Đại Phát đã thực hiện nhiều công đại đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.

Bức tranh Banksy được bán đấu giá ở New York với giá 2 triệu USD

“Đầu tiên, mình vẽ khung hình chân dung Bác bằng cách đo tỷ lệ thật chi tiết, thế thì mới giống bản gốc được. Do bức tranh có kích thước lớn nên công đoạn này rất quan trọng. Tiếp thao, mình sẽ gấp và xếp, uốn các tờ tiền để tạo hình tỉ mỉ các chi tiết mắt, mũi, miệng. Sau đó, mình tạo mảng sáng, tối bằng cách dùng băng keo dán chồng lên các tờ tiền và sử dụng màu acrylic để vẽ trên nền đó. Mình không vẽ trực tiếp lên tờ tiền vì sợ bị hỏng. Khó khăn nhất chính là công đoạn vẽ trên nền băng keo khá trơn và khó bám màu”.

Một điều đặc biệt là trong bóng tối, bức tranh Bác Hồ hiện lên nổi bật dải đất chữ S Việt Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họa sĩ 9x bật mí đây như lời khẳng định Hoàng SaTrường Sa là của Việt Nam. Bức tranh của anh đã thu hút 5,4 nghìn like cùng hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ trên Facebook.

Về các ý tưởng vẽ tranh tương tự về chân dung các nhà lãnh đạo khác như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Vladimir Putin…, Đại phát cho biết anh cũng ấp ủ ý định đó nhưng cái khó là không biết làm sao để thu thập số lượng lớn các tờ tiền của các nước đó. Các chất liệu để vẽ tranh sẽ tùy thuộc vào cảm hứng và ý tưởng của tác phẩm mà anh lựa chọn trong tương lai.

Họa sĩ trẻ khá rè rặt, khiêm tốn khi nói về thành công của mình.

“Quan điểm sống của mình là: nếu bạn có đam mê, hãy theo đuổi nó, nếu bạn không có điều kiện theo đuổi, thì hãy làm mọi thứ để có thể đến được với nó. Sự cố gắng, thất bại, kiên trì và đam mê luôn tỷ lệ thuận với thành công. Cố gắng bao nhiêu thì thành công bấy nhiêu”, anh nói.

Bén duyên với hội họa từ bức tranh trên mạng

Đại Phát, họa sĩ tài năng 27 tuổi, bén duyên với hội họa từ khi anh bắt gặp bức tranh vẽ trên Facebook hồi lớp 12. Tình yêu với hội họa trong Phát nảy sinh từ đó. Anh quyết tâm thi vào Đại học Mỹ thuật TP. HCm nhưng do chưa thạo các kỹ thuật vẽ cũng như cũng như chưa đủ kiến thức về hội họa nên Đại Phát đã không đậu.

Đã biết ai là tác giả đề từ trên bức tranh "Tiếng thét" của Edvard Munch

Không từ bỏ đam mê, Phát lên mạng và Youtube xem các clip vẽ để học học, trau dồi.

“Lúc mới tập vẽ, ngày nào mình cũng lên mạng xem tranh của những người trong nghề và miệt mài tập vẽ. Nhiều khi ngồi vẽ từ sáng, được một chút, nhìn lên đồng hồ đã thấy 3, 4h chiều”, Phát chia sẻ.
Họa sĩ 9x bật mí về tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiền polymer

Năm 2014, các bức tranh bằng phấn tiên (loại phấn màu dùng để vẽ tranh, có hai loại: phấn khô và phấn dầu) của 9x này đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Báo đài liên tục tìm đến anh để phỏng vấn. Nói về bức tranh phấn màu vẽ Đại tướng Võ Nguyên Giáp khổ 70x110 cm nổi đình nổi đám khi đó, Đại Phát cho biết:

“Ý định của mình là hoàn thiện bức tranh vào dịp kỷ niệm một năm ngày mất của Người nhưng không kịp. Do quá trình thực hiện gặp phải một số khó khăn về phần lên màu và do lần đầu thử sức ở kích cỡ của khổ giấy lớn 70x110 cm nên gặp nhiều khó khăn”.

Giờ đây, các bức vẽ từ nhiều chất liệu khác nhau như màu nước, sơn dầu, acrylic, phấn tiên, tiền polymer của Phát không chỉ chạm đến trái tim nhiều người, mà còn thuyết phục được cả giới nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Ý làm bức tranh hơn 6.000 mảnh ghép nhân kỷ niệm 40 năm khối Rubik

“Cảm ơn người họa sĩ trẻ tuổi ĐẠI PHÁT LÊ đã vẽ tặng chú bức chân dung này. Chúc con ngày càng thành công với niềm đam mê của mình nhé!”, nghệ sĩ Hoài Linh, thần tượng của Đại Phát, gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh khi nhận được bức vẽ về mình.

Hiện nay, ước mơ của Đại Phát vẫn không hề thay đổi, anh mong muốn tiến xa hơn trong hội họa và trở thành người thầy giáo giỏi để truyền đạt nhiều hơn kiến thức, kỹ năng đến các học trò.

Thảo luận