Các lãnh đạo cấp cao cam kết gì trước các cử tri?

HÀ NỘI (Sputnik) - Lần lượt ứng cử tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, 4 lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước chia sẻ nhiều mục tiêu trong các chương trình hành động của mình.
Sputnik

Sau khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, các ứng viên bắt đầu chương trình tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử. Thời gian vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội lần lượt ứng cử tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, 4 vị lãnh đạo chia sẻ nhiều mục tiêu trong các chương trình hành động của mình. Đồng thời, đưa ra những lời hứa "nếu trúng cử đại biểu Quốc hội".

Tổng Bí Thư sẽ tiếp tục làm hết sức mình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV tham dự Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tại quận Ba Đình, Hà Nội (đơn vị bầu cử số 1 gồm các quận Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng). Phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam phản đối cấm vận, thù địch Cuba

"Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cố gắng hết sức mình, làm những gì đã có trong chương trình hành động”.

Tổng Bí thư đã kể lại quãng thời gian tuổi thơ theo gia đình đi tản cư kháng chiến chống Pháp; thời gian đi học hằng ngày phải đi bộ vượt quãng đường xa để tới trường (từ xã Đông Hội, huyện Đông Anh đi bộ về huyện Gia Lâm học) và quá trình công tác ở Hà Nội, Trung ương. Khi tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng), ông đã nói, có được tiến bộ như thế này là có sự giúp đỡ của nhân dân, sự giáo dục của Đảng, sự đồng lòng của tất cả các đồng chí, anh em đồng nghiệp.

Chủ tịch nước muốn đưa TP.HCM, Củ Chi phát triển

Vì sao Việt Nam phải ‘bầu lại’ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội?
Trong chương trình hành động, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết nếu được bầu sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thời gian, chi phí về thủ tục hành chính, quan tâm đến gia đình chính sách, người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, thúc đẩy giải quyết các kiến nghị của người dân đến nơi đến chốn, nhất là những vấn đề về đời sống, hạ tầng giao thông, đô thị, môi trường, cũng như đề ra các biện pháp hữu hiệu hơn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu người dân. 

Đặc biệt, là ứng viên của TP.HCM, Chủ tịch nước đề ra mục tiêu đưa thành phố trở thành hình mẫu của cả nước, có sức cạnh tranh trong khu vực về đổi mới sáng tạo và thu hút nhân tài. Đồng thời, Chủ tịch nước muốn thực hiện tốt hơn, nhanh hơn đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh); quyết tâm kết nối tuyến cao tốc này sớm nhất để thông thương quốc tế và trong nước. Chủ tịch nước kỳ vọng:

“Cao tốc hoàn thành sớm sẽ giúp khai thác quỹ đất rộng lớn của hai địa phương này, góp phần chuyển đổi việc làm cho người dân”.

Đưa Đồng bằng sông Cửu Long xứng với tiềm năng

Lần đầu tiên tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đơn vị bầu cử số 1 cho biết, sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến cử tri, vì đây là cơ sở để giúp cho các ứng cử viên tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bổ sung, hoàn thiện chương trình hành động của mình để triển khai thực hiện có hiệu quả, đóng góp được nhiều nhất cho đất nước, cho nhân dân.

Vì sao Thủ tướng lại nói: "Đẩy thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân"?

Khi nói về nhiệm vụ phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cần Thơ, Thủ tướng đánh giá, đây là vùng đất có truyền thống, nhiều tiềm năng, lợi thế lớn, với dân số trên 20 triệu người. Tuy nhiên, sự phát triển của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh. Đồng thời giải quyết các nút thắt trong phát triển vùng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, phát huy nguồn lực con người.

Thủ tướng nêu quan điểm và nhấn mạnh tinh thần chủ động tiến công, không trông chờ, ỷ lại:

"Mỗi vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh khác nhau. Phải đi lên từ cái này. Phải có thể chế, cơ chế chính sách".

Thứ hai là phát huy giá trị của thiên nhiên, tận dụng tối đa nguồn lực đất, nước, không khí, rừng, biển. Thủ tướng đặt ra bài toán:

“Tài nguyên thiên nhiên của chúng ta có hạn. Làm thế nào để khai thác hiệu quả nhất".

Quốc hội sẽ xem xét, sửa đổi Luật Đất đai

Ngày 10/05, Chủ tịch Quốc hội và các ứng viên cũng đã tiếp xúc vận động bầu cử tại huyện Tiên Lãng và quận Kiến An. Trình bày chương trình hành động của mình, Chủ tịch Quốc hội cho biết nếu trúng cử, ông sẽ phấn đấu, rèn luyện, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đồng thời, thu thập và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, cơ quan liên quan, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Ông phát biểu khi ứng cử tại Hải Phòng:

Nếu được trúng cử, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ "chỉnh sửa" những gì?

“Nếu được bầu ở TP cảng, tôi sẽ thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với cấp ủy chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể xã hội để cùng với Hải Phòng luôn suy nghĩ trăn trở tìm tòi, là cầu nối của TP với các cơ quan của Trung ương. Đồng thời có những nghiên cứu đóng góp hiến kế cho TP thực hiện thắng lợi nghị quyết 45 của Bộ chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và nghị quyết của TP, các quận huyện”.

Ngày 09/05, tại buổi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử cùng các ứng cử viên đơn vị bầu cử số 3 TP Hải Phòng tại 2 huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự kiến năm 2022, Quốc hội cũng sẽ xem xét, sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có vấn đề đẩy mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Thảo luận