Liệu tái cơ cấu Quả cầu vàng có giúp các nhà làm phim châu Á đoạt thêm giải mới?

Giới điện ảnh Hollywood phản đối Giải Quả cầu vàng danh giá vì phân biệt chủng tộc và thiên vị. Netflix và Amazon đã quay lưng lại với giải thưởng này. NBC từ chối phát sóng giải thưởng năm 2022.
Sputnik

Nếu không sớm đáp ứng yêu cầu của các ông lớn ngành điện ảnh, giải Quả cầu vàng có thể đứng trước nguy cơ biến mất. Liệu Quả cầu vàng có trở nên khách quan hơn sau một cuộc tái cơ cấu tiềm năng? Bài viết của Sputnik bình luận về vấn đề này.

Quả cầu Vàng công bố cải cách sau khi hủy phát sóng buổi trao giải vì "thành kiến ​​chủng tộc"

Giải thưởng điện ảnh thường niên Quả cầu vàng được coi là một trong những giải thưởng danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Tuy nhiên, kể từ những năm 80, giải nhiều lần bị chỉ trích tham nhũng và thiếu công bằng. Những vụ bê bối tai tiếng không ngừng xuất hiện trên mặt báo: khi thì ban giám khảo được tặng đồng hồ đắt tiền, khi thì họ vui đùa với các diễn viên trong sòng bạc cá nhân, giới truyền thông phải trả phí mới được đến đưa tin. Giới thượng lưu Hollywood quyết định nghiêm túc xem xét lại ban tổ chức giải thưởng.

Vụ bê bối chính của Quả cầu vàng nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái, một tuần trước lễ trao giải lần thứ 78, khi đó Los Angeles Times phát hiện ra rằng trong số 86 thành viên Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) không hề có một đại diện da màu nào.

Liệu tái cơ cấu Quả cầu vàng có giúp các nhà làm phim châu Á đoạt thêm giải mới?

Ban giám khảo của Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) bỏ phiếu xét các đề cử cho Quả cầu vàng, mặc dù được phân bổ theo địa lý,nhưng không tương ứng với thành phần dân tộc của các quốc gia. Theo Times, Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) có ba người Mỹ là Brent Simon, Vera Anderson và Scott Orlin, không biết vì lý do gì mà lại là đại diện cho Trung Quốc, Mexico và Đức. Phần lớn dân số Nam Phi là người da màu, nhưng đại diện là người mẫu da trắng Margaret Gardiner.

Để bào chữa, phát ngôn viên của Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) nói với tờ Times rằng "không hề có quy định địa điểm làm việc của các thành viên ban giám khảo".

Thảm đỏ và trực tuyến: Nghi lễ lạ thường trao giải «Quả cầu vàng»

Cố gắng biện minh càng làm cho tình hình trầm trọng thêm, vì vậy ngay sau đó ban tổ chức cam kết sẽ đa dạng hóa thành phần ban giám khảo và sẽ không nhận quà tặng của các nhà làm phim. Tuy nhiên, những người chỉ trích Quả cầu vàng cho rằng điều đó là không đủ.

Phản ứng của giới kinh doanh giải trí

Dự định tẩy chay "Quả cầu vàng", Netflix, Amazon và WarnerMedia tuyên bố chấm dứt hợp tác với Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) cho đến khi họ giải quyết được vấn đề phân biệt chủng tộc.

"Hiện tại chúng tôi sẽ ngừng tất cả mọi tương tác với tổ chức của các vị cho đến khi có những thay đổi ý nghĩa hơn", - CCO của Netflix là Ted Sarandos cho biết.

Hơn một trăm công ty PR của Hollywood đăng thư ngỏ kêu gọi Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood hành động ngay lập tức để xóa bỏ hành vi phân biệt đối xử.

Liệu tái cơ cấu Quả cầu vàng có giúp các nhà làm phim châu Á đoạt thêm giải mới?

Quỹ từ thiện Time's Up dành cho các nạn nhân bị quấy rối, do Chủ tịch Tina Chen đứng đầu, kêu gọi Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) giải trình.

Giải Quả cầu vàng lần thứ 78: Phim nào được bình chọn hay nhất?

Hôm thứ Hai, công ty NBC truyền trực tiếp giải Quả cầu vàng từ năm 1996 tuyên bố hủy phát sóng lễ trao giải năm 2022.

Tom Cruise thậm chí còn trả lại giải Quả cầu vàng của mình để phản đối.

Ngôi sao “Marvel” Scarlett Johansson cũng lên tiếng phản đối Quả cầu vàng. Cô nói rằng do các đại diện và ban giám khảo giải thưởng có hành vi xúc phạm, cô  từ chối tham gia hội nghị của họ.

Mark Ruffalo, mới vài tháng trước được trao giải Quả cầu cho vai diễn trong phim I Know This Many Is True, cũng công khai chỉ trích Hiệp hội và kêu gọi các thành viên của nó "đừng chống lại sự thay đổi bắt buộc".

Phản ứng của các nhà tổ chức giải

Hiệp hội Quốc tế Hollywood (HFPA) đã phản ứng trước cuộc tẩy chay và cam kết sẽ thực hiện tất cả các cải cách cần thiết trước ngày 2 tháng 8 năm nay. Cụ thể, tổ chức dự định kết nạp ít nhất 20 thành viên mới, tăng gấp đôi số thành viên, dỡ bỏ lệnh cấm bỏ phiếu giữa các thành viên mới trong năm đầu tiên và thông qua Bộ quy tắc ứng xử mới. HFPA sẽ thành lập một ban cố vấn để thực thi các cải cách này.

Liệu tái cơ cấu Quả cầu vàng có giúp các nhà làm phim châu Á đoạt thêm giải mới?

Tương lai nào cho Quả cầu vàng?

Lễ trao giải Quả cầu vàng 2021 bị nhiều người lên án vì không có bộ phim nào nói về vấn nạn người da đen lọt vào danh sách chung kết.

Tuy nhiên, đối với phim châu Á, mọi thứ không đến nỗi quá tệ. Năm thứ hai liên tiếp, khán giả phương Tây đánh giá rất cao tác phẩm của hai diễn viên đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc thay đổi ban giám khảo có khả năng làm tăng tính cạnh tranh và có tác động tích cực đến số lượng giải Quả cầu vàng trong số các nhà làm phim châu Á.

Nếu HFPA tìm thấy sức mạnh và nguồn lực cho sự thay đổi toàn cầu, giải Quả cầu vàng tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2023.

Thảo luận