Đại dịch COVID-19

Làm gì khi phát hiện mình là F1 của bệnh nhân dương tính Covid-19?

HÀ NỘI (Sputnik) - Do tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp, nếu một ngày bỗng nhiên phát hiện mình thuộc diện F1, hay làm theo những hướng dẫn sau đây của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Sputnik

Có phải tất cả mọi người dân đều nắm rõ quy định của Bộ Y tế?

Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị lên tiếng về "khai báo gian dối" của vợ chồng giám đốc Hacinco
Ngày 3/12/2020, Bộ Y tế ban hành "Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính" theo Quyết định 5053/QĐ-BYT bắt có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Nội dung quy định nêu rõ:

F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh (F0), xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 đến khi bệnh nhân được cách ly y tế. Khởi phát của F0 được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ...

Nếu không có triệu chứng, ngày khởi phát tính là ngày mẫu bệnh phẩm có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Làm gì khi biết mình là F1?

Do đó, căn cứ vào quy định này, nếu đã là F1, thì cần làm những điều sau:

  1. Khai báo y tế tại https://tokhaiyte.vn/
  2. Gọi điện đến đường dây nóng của Bộ Y tế 1900.9095, trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ sở y tế gần nhất
  3. Tuân thủ cách ly tập trung ít nhất đủ 21 ngày liên tục, tính từ ngày vào khu cách ly tập trung hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm virus
  4. Lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20
  5. Sau khi hết 21 ngày cách ly tập trung, tuân thủ cách ly tại nhà thêm 7 ngày; lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7
  6. Không ra khỏi nhà, nơi cư trú, tụ tập đông người khi đang cách ly
  7. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà bông, khai báo sức khỏe hàng ngày.

Thời gian vừa qua có rất nhiều những vụ xử phạt liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người hay gây thiệt hại thiệt hại từ việc lây lan dịch bệnh COVID-19 ra cộng đồng. Ngoài ra, một bộ phận người dân không hợp tác, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh như: khai báo y tế không trung thực, trốn cách ly, đăng tải thông tin không chính xác trên mạng xã hội, gây áp lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Nguyên nhân của những hành vi này là do chưa hiểu về những quy định của Bộ Y tế nói chung và do ý thức cá nhân của mọi người nói riêng. Về vấn đề này, PGS. TS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng khuyến cáo: Dịch Covid 19 vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nều người dân lơ là, chủ quan, không tuân thủ nghiêm các qui định về phòng chống dịch bệnh. PGS Phu nói:

"Dịch chưa hết và nguy cơ rất cao, luôn thường trực, trong nước vẫn tiềm ẩn những ổ dịch chúng ta không biết được. Đặc biệt là ở những nơi đi lại nhiều tập trung đông người. Nếu chúng ta không phòng dịch tốt thì sẽ lây lan ra rất rộng. Nếu trong khu vực đó có người dương tính không có triệu chứng thì sẽ lây lan ra khắp cả nước. Rất khó khăn trong truy vết và nếu dịch xảy ra 1 lần nữa thì toàn bộ thành quả chống dịch của chúng ta coi như đổ xuống sông xuống biển hết".

Việc nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân trong lúc này chính là thể hiện tinh thần yêu nước, sự chung tay góp sức vào công cuộc phòng chống dịch bệnh, sự đồng lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đó cũng chính là thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.

Thảo luận