Một phần tư các thành phố trên thế giới sẽ không đối phó nổi với tình trạng nóng lên toàn cầu

The Guardian dẫn nghiên cứu Carbon Disclosure Project (CDP) cho biết, một phần tư tổng số thành phố trên thế giới sẽ không thể đối phó nổi với thảm họa khí hậu đột ngột.
Sputnik

Chuẩn bị trước sự nóng lên toàn cầu

Các chuyên gia đã kiểm tra mức độ sẵn sàng của các thành phố trên thế giới đối với sự nóng lên toàn cầu. Nhóm nghiên cứu đã chọn ra 800 khu dân cư. Trong số này, 43% thành phố với tổng dân số 400 triệu người không hề có kế hoạch đối phó với nguy cơ đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra. 25 % thành phố khác thiếu kinh phí cho các chương trình môi trường, trong số đó có Southend ở Anh, Rio de Janeiro ở Brazil và Columbus ở Mỹ.

Phát hiện ra mối đe dọa mới của biến đổi khí hậu đối với nhân loại
“Chuẩn bị cho biến đổi khí hậu phức tạp hơn về tài chính so với các biện pháp giảm thiểu khí thải. Hiện tại, rất ít quỹ dành cho việc bảo vệ trước khí thải carbon, tiền chi cho việc chuẩn bị để các quốc gia đối phó với thảm họa môi trường quy mô lớn thậm chí còn ít hơn nữa”,  - Giám đốc CDP Kira Appleby cho biết.

Các dự án thích ứng với khủng hoảng khí hậu

Năm 2020, tại 422 thành phố trên thế giới đã khởi động, nhưng không cấp vốn cho 1.142 dự án trị giá 72 tỷ đô la về thích ứng với khủng hoảng khí hậu. Trong khi đó, tổng chi phí của tất cả các dự án bảo vệ tài nguyên nước ước tính khoảng 22,6 tỷ USD.

Một số quốc gia đang cố gắng đưa ra biện pháp hỗ trợ để giảm tác động tiêu cực của môi trường. Các tấm pin mặt trời đang được lắp đặt trên mái nhà, số lượng công viên đang được tăng lên. London, Bristol, Los Angeles và Athens là những ví dụ điển hình về điều này. Tại thủ đô của Hy Lạp, cư dân đang “xanh hóa” mái nhà để làm mát những con phố quá nóng.

Thảo luận