Những tia hy vọng vào dự án khí đốt ngoài khơi khổng lồ của Việt Nam

Dự án khí Lô B trị giá nhiều tỷ USD ngoài khơi Việt Nam, vốn bị đình trệ nhiều năm nay, bắt đầu có tiến triển trở lại?
Sputnik

Việc phát triển Lô B của PetroVietnam, một trong những dự án thăm dò và khai thác lớn nhất của Việt Nam đã dự kiến ​​sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2017. Nhưng, dự án này đã bị trì hoãn nhiều năm do các cuộc đàm phán về giá cũng như các vấn đề liên quan tới môi trường chính trị khiến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khó đưa ra quyết định nội bộ. 

Rosneft rút khỏi các dự án tại Việt Nam

Tuy nhiên, tập đoàn PetroVietnam và các đối tác của họ là Mitsui Oil Exploration và công ty PTT Exploration and Production (PTTEP) của Thái Lan, cuối cùng có thể tiến triển sau khi một trong bốn dự án điện được thiết kế để sử dụng khí Lô B là Tổ hợp nhiệt điện khí Ô-Môn II đã được cấp phép đầu tư vào đầu năm nay. Đây là dự án đầu tư của liên doanh giữa Marubeni và Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) với công suất 1050 MW. 

Báo chí Việt Nam đưa tin rằng, dự án Tổ hợp nhiệt điện khí Ô-Môn II có trị giá 1,3 tỷ USD dự kiến sẽ đi vào khai thác thương mại vào năm 2024 hoặc 2025, trùng vào thời điểm khởi động Lô B.

Một tín hiệu khác cho thấy dự án khí Lô B có thể bắt đầu có tiến triển là các nhà thầu kỹ thuật Hyundai Heavy Industries và McDermott, đã được thông báo rằng các hợp đồng cho cơ sở sản xuất ngoài khơi lớn của họ sẽ được ký vào quý 4 năm nay. 

Thủ tướng: Mục tiêu năm 2021 của Petrovietnam là tiếp tục chú trọng quan hệ với Nga

Dự án khí Lô B nằm ở bể Malay-Thổ Chu thuộc phía Tây Nam Việt Nam, bao gồm việc phát triển mỏ khí và đường ống dẫn khí. Dự án được công bố vào tháng 4/2016.

Dự án khí Lô B

Dự kiến việc phát triển mỏ sẽ khai thác khí từ Lô B, Lô 48/95 và Lô 52/97 để cung cấp cho các nhà máy điện lân cận có tổng công suất hơn 4.000 MW. Việc phát triển mỏ khí Lô B ước tính chiếm 6,8 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ USD ước tính cho toàn bộ dự án.

PetroVietnam đã mua lại các dự án Lô B, Lô 48/95 và Lô 52/97 từ Chevron vào tháng 6 năm 2015 và trở thành nhà điều hành sau khi hai công ty không đạt được đồng thuận về giá khí.

Lô B, Lô 48/95 và Lô 52/97 nằm ngoài khơi Việt Nam ở độ sâu từ 60 đến 80 mét.

Đọc thêm: Vì sao Nhật Bản chọn Việt Nam để hợp tác chia sẻ dầu mỏ?

Thảo luận