«Quân đội Trung Quốc đã hoàn thành việc luân chuyển binh sĩ, trong đó có hai sư đoàn cơ giới, bố trí tại các khu vực thuộc vùng Đông Ladakh. Họ cũng đã bắt đầu cuộc tập trận mùa hè hàng năm ở ... các khu vực, cụ thể là ở Kansivar và Kashgar, cách 100-250 km từ tuyến kiểm soát thực tế», - báo trích lời một sĩ quan cấp cao ẩn danh.
Tờ báo lưu ý rằng Trung Quốc đang chuyển đổi các vị trí thành nơi trú ẩn thường trực cho binh sĩ, kho đạn dược, bãi đáp trực thăng và các trạm tên lửa phòng không sát gần tuyến kiểm soát thực tế, ở khoảng cách từ 25 km đến 100 km.
Lực lượng Ấn Độ cũng củng cố các cứ điểm quân sự của mình ở Đông Ladakh và những vị trí khác dọc theo tuyến kiểm soát thực tế.
Tuy nhiên, do đại dịch coronavirus, Ấn Độ buộc phải rút một phần binh sĩ để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống lại đà lây lan dịch bệnh. Và mặc dù các chỉ huy Trung Quốc và Ấn Độ duy trì liên lạc thường xuyên theo «đường dây nóng», nhưng vẫn bảo lưu tình hình bế tắc ở vùng giáp ranh của tuyến kiểm soát thực tế này.
Bùng phát căng thẳng trầm trọng hơn ở Ladakh
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc bùng phát căng thẳng vào đầu tháng 5 năm 2020, khi xảy ra loạt cuộc đụng đột giữa các quân nhân của Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực hồ Pangong, sau đó cả hai nước đều tăng cường hiện diện quân sự tại đây. Theo ước tính, phía Trung Quốc đã huy động 50.000 binh sĩ, xe tăng và vũ khí hạng nặng tại phía mình trên ranh giới kiểm soát thực tế, trong khi Ấn Độ cũng triển khai cơ số tương đương tại khu vực.
Đầu tháng 2 năm nay, trước tiên là Bộ Quốc phòng Trung Quốc và sau đó là cơ quan quân sự Ấn Độ đưa ra tuyên bố rút các đơn vị dọc theo bờ phía bắc và phía nam của hồ Pangong.
Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu tồn tại tranh chấp lãnh thổ về quyền sở hữu khu vực miền núi ở địa bàn phía bắc Kashmir, cũng như gần 60 nghìn km2 ở bang Arunachal Pradesh phía đông-bắc. Tuyến kiểm soát thực tế, thay thế biên giới giữa hai nước, chạy trong khu vực Ladakh. Mùa thu năm 1962, tranh chấp này đã phát triển thành cuộc chiến biên giới.
Đọc thêm: