Bao giờ Việt Nam giải quyết tình trạng “bầu cử hộ”, “bầu cử thay”?

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 23/5, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức bắt đầu. Bầu cử phổ thông phải được diễn ra trực tiếp và bình đẳng, tuy nhiên tình trạng đi “bầu cử hộ”, “bầu cử thay” tại Việt Nam vẫn diễn ra.
Sputnik

Để giải quyết vấn đề này, Hội đồng bầu cử quốc gia đã đưa ra một số biện pháp tại họp báo họp báo về công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 chiều ngày 21/05.

Hội đồng bầu cử Quốc gia khẳng định nguyên nhân rút tên 2 ứng cử viên ĐBQH

Tuyên truyền là giải pháp

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân. Theo Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử được tiến hành theo 4 nguyên tắc là: Bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín. Liên quan đến tình trạng nhiều người dân không đi bầu cử mà nhờ người khác bầu cử thay mình, Ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Văn bản Pháp luật và Thông tin tuyên truyền cho biết:

“Nguyên tắc của chúng ta là bầu cử phổ thông trực tiếp bình đẳng và bầu cử là quyền của mỗi cử tri. Chúng ta bầu đại biểu trực tiếp, chính tay mình mang lá phiếu đi bầu. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp đi bầu cử thay bầu cử hộ, để tránh điều đó báo chí tuyên truyền là một giải pháp quan trọng để người dân hiểu. Báo chí là cánh tay nối dài của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhằm tuyên truyền để người dân nói chung và cử tri nói riêng đi bầu. Trước hết, tuyên truyền để người dân hiểu bầu cử hộ, bầu cử thay là sai nguyên tắc, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì xuất hiện tình huống này nhiều hơn. Bên cạnh tuyên truyền, cần bố trí thời gian thuận lợi để cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình”.

Kinh nghiệm từ địa phương

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt, hiện đại và được "trẻ hóa"
Nhằm ngăn chặn tình trạng đi bầu cử hộ, bầu cử thay, Ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Văn bản Pháp luật và Thông tin tuyên truyền, đã nêu một số kinh nghiệm thực tế tại các địa phương.

“Ở một số địa phương có hiện tượng đi bầu cử hộ, bầu cử thay mà chúng ta đã tổng kết trước đây cần tuyên truyền rộng hơn nữa. Cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Chúng tôi khi ở địa phương cũng chỉ đạo như thế, theo dõi hai mặt. Bàn ghi cử tri sẽ biết cử tri ở khu phố, thôn xóm nào. Chỗ nào chưa đi thì giao cho tổ chức đi nhắc nhở, vận động cử tri đi bầu. Trước kia tôi là Bí thư Ninh Bình có huyện Kim Sơn là nhiều người theo Công giáo nên chúng tôi đã vận động làm việc với giám mục. Thường Chủ nhật là ngày đi lễ nên linh mục vận động sau khi đi lễ thì đi luôn ra điểm bầu cử. Nhiều nơi như thế còn thực hiện nhanh hơn” - Ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Thảo luận