Quỹ vaccine của Việt Nam sẽ hoạt động ra sao, ngân sách như thế nào?

HÀ NỘI (Sputnik) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với phương án sử dụng nguồn kinh phí do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tiếp nhận ủng hộ cho phòng, chống dịch COVID-19 để mua vaccine phòng COVID-19.
Sputnik

Cả Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp "cùng góp vốn"

Tại Công văn số 3295/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với phương án sử dụng nguồn kinh phí do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tiếp nhận ủng hộ cho phòng, chống dịch COVID-19 để mua vaccine phòng COVID-19.

Thủ tướng phân tích tình hình dịch Covid-19, đề nghị Chính phủ lập quỹ vaccine

Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, đồng thời hướng dẫn Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính địa phương thực hiện chuyển toàn bộ số kinh phí đã tiếp nhận ủng hộ (còn lại) vào ngân sách Nhà nước để mua vaccine phòng COVID-19.

Qua đó, 2 cơ quan là Bộ Ngoại giao, Quốc phòng hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách Trung ương số kinh phí được phân bổ; chịu trách nhiệm rà soát việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, bảo đảm không trùng lặp về đối tượng hỗ trợ. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình Chính phủ phê duyệt việc thành lập quỹ vaccine phòng Covid-19 để huy động các nguồn tài trợ và đóng góp bên cạnh ngân sách Nhà nước. Bởi theo dự kiến, Việt Nam sẽ mua 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 75 triệu người. Bộ Y tế ước tính sẽ tốn khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng.

Chính vì thế, để mua vaccine, sẽ trích khoảng 16.000 tỷ đồng ngân sách trung ương, số còn lại dự kiển khoảng 9.200 tỷ là ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp.

Bộ Y tế sẽ mua vaccine của Nga để đa dạng nguồn cung cấp?

Bộ Y tế: Việt Nam phải chấp nhận rủi ro nếu mua Pfizer
Dự kiến, trong năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó, 38,9 triệu liều vắc xin từ chương trình Covax, 30 triệu liều từ AstraZeneca thông qua Công ty VNVC, 31 triệu liều từ Pfizer. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với Covax để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc xin theo cơ chế chia sẻ chi phí với giá ưu đãi, tuy nhiên chưa chắc chắn về tiến độ cung cấp do còn phụ thuộc vào nhà sản xuất, cung cấp vắc xin.

Bộ Y tế đang liên tục có những trao đổi, đàm phán với nhiều đơn vị sản xuất vắc xin phòng COVID-19 khác như Astra Zeneca, Moderna, Gamelaya (Nga)... với mục tiêu có đủ và đa dạng nguồn vắc xin phòng COVID-19 phục vụ người dân và đang đẩy mạnh việc tiếp cận để chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Tính đến 6h ngày 21/5, Việt Nam có tổng cộng 4.833 ca mắc. Trong đó, 3.355 ca ghi nhận trong nước và 1.478 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 1.785 ca.

Thảo luận