"Thông tin gây bất ngờ cho Nga và Trung Quốc". Mỹ tạo ra đội quân bí mật

Lực lượng đặc nhiệm, gián điệp, tin tặc - trong thập kỷ qua, Lầu Năm Góc đã thành lập một đội quân bí mật lớn nhất thế giới với gần 60 nghìn người, mục tiêu trước hết là chống lại Nga và Trung Quốc trong thời bình. Theo dữ liệu điều tra của báo Newsweek, đội quân này lớn gấp 10 lần các đơn vị bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Sputnik

Sau đây là tài liệu của Sputnik về những chiến sĩ hoạt động trong mặt trận vô hình.

Làm việc cả trong và ngoài nước

Đội quân bí mật rất phù hợp với chiến lược của Lầu Năm Góc nhằm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Hoa Kỳ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh: trong thế kỷ 21, các cuộc chiến tranh không chỉ được tiến hành với xe tăng và máy bay. Ngày nay, các hoạt động bí mật trong cái gọi là “vùng xám” có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một phần của khái niệm, như họ nói ở phương Tây, "chiến tranh lai".

Lầu Năm Góc thành lập một "đội quân bí mật" lớn nhất thế giới với gần 60 nghìn người

Đây là một chiến lược quân sự sử dụng các hành động thù địch, trong đó kẻ tấn công không thực hiện một cuộc xâm lược quân sự cổ điển, mà trấn áp đối phương thông qua các hoạt động bí mật, phá hoại và can thiệp vào không gian mạng. Về mặt hình thức, hòa bình vẫn được duy trì.

Đội quân bí mật của Lầu Năm Góc được thành lập cho “vùng xám” như một phần của Chương trình được gọi là "signature reduction" (giảm nguy cơ). Theo Newsweek, khoảng 130 công ty có liên quan, với khoảng 900 triệu USD tiền thuế của người dân đã được chi cho việc tạo ra các tài liệu giả, thanh toán hóa đơn và thuế, và xây dựng danh tính giả phức tạp. Các ngân hàng và công ty thẻ tín dụng được cho là phải tạo điều kiện cho đội ngũ này tìm kiếm các hoạt động bất hợp pháp như gian lận và rửa tiền theo cách không chính quy. Các chuyên gia của tổ chức này làm việc cả trong và ngoài nước, thực hiện các nhiệm vụ cả trong quân phục và đồ dân sự.

"Thông tin gây bất ngờ cho Nga và Trung Quốc". Mỹ tạo ra đội quân bí mật

Theo Newsweek, ngay cả trong chính quyền Mỹ không phải ai cũng biết về chương trình "signature reduction". Tại Quốc hội, không có một phiên điều trần nào về vấn đề này, cơ cấu chính thức của Lầu Năm Góc  không đề cập đến điều đó, và các chính trị gia giữ im lặng.

Tuy nhiên, những người lính bí mật của Washington đã hoạt động khá thành công trên khắp thế giới trong một thời gian dài. Nhưng, các chiến dịch này, theo báo Newsweek, chỉ là những đợt huấn luyện trước khi bắt đầu cuộc đối đầu toàn cầu giữa các cường quốc hạt nhân.

Tình báo và ám sát     

Hơn một nửa nhân sự của đội quân bí mật là các binh lính thuộc Lực lượng đặc nhiệm Mỹ được bố trí bí mật tại nhiều điểm nóng trên hành tinh - từ Syria đến Tây Phi. Theo Newsweek, ở Triều Tiên và Iran cũng có các chuyên gia tình báo. Họ tham gia vào các hoạt động do thám, phá hoại, thanh lý các phần tử khủng bố, cũng như các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị chủ chốt của đối phương.

"Phạm tội với tất cả". Lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Hoa Kỳ đã làm những gì?

Chính các đặc vụ của đội quân bí mật này đã ám sát tướng Qasem Soleimani, chỉ huy của Lực lượng Quds Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào ngày 3 tháng 1 năm 2020. Mới đây, Lầu Năm Góc đã hé lộ tình tiết mới của chiến dịch đó. Một  chiếc điện thoại di động có cài phần mềm gián điệp đã được đưa vào đoàn tùy tùng của Tướng Qasem Soleimani để theo dõi vị trí của ông ta.

Khu vực phía đông của sân bay Baghdad được cho là đã đóng cửa để huấn luyện, trong khi 3 nhóm lính bắn tỉa của Delta đang làm việc trên mặt đất. Đồng thời, một trong những nhóm bí mật đang truyền dữ liệu hình ảnh từ sân bay đến sở chỉ huy chiến dịch. Sau khi máy bay hạ cánh, Tướng Soleimani đã được xác định bởi các đặc nhiệm của lực lượng đặc biệt người Kurd do liên minh Mỹ cải trang thành nhân viên sân bay. 3 máy bay không người lái đang làm nhiệm vụ trên bầu trời Baghdad. Sau khi nhận lệnh, hai tên lửa không đối đất đã bắn trúng đoàn xe ô tô chở Tướng Qasem Soleimani. Chiếc xe thứ hai tăng tốc để thoát khỏi cú va chạm, nhưng sau đó vài mét thì nó bị một tay súng bắn tỉa của Delta bắn trúng.

"Thông tin gây bất ngờ cho Nga và Trung Quốc". Mỹ tạo ra đội quân bí mật

Ngoài những chiến binh tinh nhuệ, đội quân bí mật của Lầu Năm Góc có hàng nghìn chuyên gia tình báo quân sự. Họ thu thập và phân tích thông tin về đối phương ở cả nguồn mở cũng như những thông tin thuộc bí mật. Nhiều nhân viên hoạt động trên lãnh thổ của đối phương  dưới tên giả và giấy tờ giả. Những người dân địa phương cũng hợp tác với lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Quân phiệt hóa ý thức

Cuối cùng, có những thành viên thuộc “một đội quân mạng” thu thập thông tin trên Internet, cũng như tham gia vào các chiến dịch gây ảnh hưởng trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của họ là thao túng mạng xã hội, đăng thông tin sai để trong cộng đồng dân cư của một quốc gia không thân thiện với Hoa Kỳ hình thành ý kiến ​​cần thiết cho Lầu Năm Góc, họ cũng chống lại các cuộc tấn công mạng.

Đa số các chỉ huy Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đòi giải mật thông tin về LB Nga và Trung Quốc

Newsweek nhấn mạnh rằng, những chuyên gia như vậy từng chủ yếu làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, các chiến binh mạng xuất hiện trong mỗi đơn vị tình báo và đặc nhiệm của Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Nếu có chiến tranh xảy ra thì họ cũng sẽ không ngồi yên.

Giờ đây xung đột vũ trang không bắt đầu bằng vụ không kích, cuộc đổ bộ và cuộc tấn công quy mô lớn trên bộ, mà bằng các cuộc tấn công có chủ đích của tin tặc vào cơ sở hạ tầng quan trọng, hệ thống điện, hệ thống tài chính và y tế của đối phương. Thành công trên mặt trận này có thể làm tê liệt quốc gia bị tấn công. Ngoài ra, không gian mạng còn được sử dụng để gia tăng ảnh hưởng chính trị hoặc kinh tế, hoạt động gián điệp, làm mất uy tín của chính quyền và chỉ huy quân sự của một quốc gia không thân thiện.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà khoa học chính trị Leonid Savin nói:

“Giờ đây chúng tôi chứng kiến quá trình quân phiệt hóa ý thức của người Mỹ, quân phiệt hóa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong số những thứ khác, chứng tỏ về điều đó là việc điều động, bổ nhiệm nhân sự đang diễn ra ở Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Hoa Kỳ. Họ bắt đầu tuân theo một phiên bản nhẹ của việc tiến hành chiến tranh - họ coi chính sách đối ngoại như một cuộc chiến được tiến hành bằng các phương tiện khác. Tôi nghĩ đây là vấn đề chính mà các quốc gia khác đang phải đối mặt”.
"Thông tin gây bất ngờ cho Nga và Trung Quốc". Mỹ tạo ra đội quân bí mật

Và người Mỹ rõ ràng sẽ không dừng lại ở đó. Hàng chục công ty tư nhân làm việc cho đội quân bí mật của Lầu Năm Góc. Ví dụ, một trong những công ty ở Bắc Carolina tạo ra những chiếc mặt nạ hình người siêu thật có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo. Ngoài ra, các chuyên gia Mỹ đã phát triển loại găng tay silicon vừa khít với đôi bàn tay để làm giả dấu vân tay.

Các đặc vụ nhận được gói giấy tờ giả, tên hư cấu của họ được nhập vào cơ sở dữ liệu điện tử, tức là, họ áp dụng tất cả các biện pháp để phản gián không nghi ngờ điều gì. Nhưng vẫn chưa rõ đội quân bí mật của Lầu Năm Góc sẽ chứng tỏ mình hiệu quả như thế nào trong cuộc đối đầu với lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc và Nga.

Thảo luận