Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

HÀ NỘI (Sputnik) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do Covid-19, tỉnh Bắc Giang vẫn đảm bảo được an toàn tại các khu trồng vải như Tân Yên và Lục Ngạn. Lô vải đầu tiên của mùa vụ 2021 gồm 20 tấn vải thiều sớm vừa được thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Sputnik

Xây dựng 3 kịch bản cho "tiêu thụ vải"

Là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu cung cấp và xuất khẩu vải thiều, Bắc Giang lại đang phải "oằn mình" trước những khó khăn của dịch Covid-19 khi có hơn 1.000 ca nhiễm và là tỉnh có số lượng nhiều nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch để sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh với nhiều biện pháp đồng bộ.

Trong sáng nay 26/05, tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ xuất hành lô vải thiều sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản. Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), số lượng xuất khẩu đợt này khoảng 15 tấn. Cơ quan này cho biết thêm, lô vải thiếu đầu tiên của tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Nhật do 3 doanh nghiệp là Ameii, Toàn cầu và Chánh Thu thực hiện.

Hàng loạt lô vải thiều đầu tiên trong mùa vụ năm nay được vận chuyển từ tâm dịch để lên đường sang Nhật Bản là những hình ảnh để tại ấn tượng khó quên trong đợt dịch thứ tư này:

Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

Vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản đều phải xử lý bằng Methyl Bromide. Trong số 3 đơn vị đảm nhận nhiệm vụ sơ chế, khử trùng, đóng gói, Công ty Toàn Cầu đã được phía Nhật Bản công nhận từ năm 2020 và năm nay tiếp tục được công nhận (theo quy định thì mỗi năm phải công nhận lại 1 lần).

Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

Đây cũng là năm thứ hai vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật và do Công ty cổ phần Xuất khẩu thực phẩm Toàn Cầu và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu thu mua, xuất khẩu. Với diện tích 1.300 hécta vải, huyện Tân Yên ước thu hoạch sản lượng khoảng 14.000 tấn vải mùa vụ 2021.

Thêm 80 ca Covid-19 mới, công nhân ở Bắc Giang tự lấy mẫu xét nghiệm

Theo ông Nguyễn Viết Toàn - Chủ tịch UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, huyện này đã kích hoạt các kịch bản sản xuất, phòng ngừa Covid-19 như cách ly các F1 ra ngoài vùng vải thiều của huyện, lập các chốt kiểm soát người, phương tiện ra vào vùng vải thiều, kiểm tra y tế các mã vùng trồng, lao động trong vùng vải... đảm bảo "vùng vải thiều Tân Yên sạch, không bị tác động của dịch bệnh". Thời gian thu hoạch vải thiều sớm kéo dài đến giữa tháng 6 tới.

Trên tinh thần thực hiện "nhiệm vụ kép", vừa chống dịch mà vẫn đảm bảo về kinh tế, ông Lê Ánh Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm nay vải thiều được mùa với sản lượng lớn 180 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm là 6.050 ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Ông Dương nhấn mạnh tại hội nghị trong ngày hôm qua:

"Thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng vải Bắc Giang".

Trước đó, với tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang xây dựng và triển khai 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều trong điều kiện có dịch COVID-19. Cụ thể:

  1. Theo kịch bản 1, dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi, sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước và 50% xuất khẩu.
  2. Kịch bản 2, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát: sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (khoảng 130.000 tấn), 30% xuất khẩu (khoảng 50.000 tấn).
  3. Kịch bản 3, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Khi đó, tỉnh ra phương án vải thiều được tiêu thụ 100% trong nước (khoảng 180.000 tấn), xuất khẩu không đáng kể.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang cũng chuẩn bị các điều kiện đặc biệt, bảo đảm an toàn tuyệt đối về sức khỏe, an ninh trật tự cho các doanh nghiệp, thương nhân, lái xe vào tỉnh Bắc Giang thu mua, tiêu thụ vải.

Rút kinh nghiệm từ đợt dịch ở Hải Dương

Dự kiến tuần sau, những trái vải thiều Bắc Giang đầu tiên sẽ được bày bán trên kệ của hệ thống Big C. Tương tự, các hệ thống bán lẻ lớn VinCommerce, MM Mega Market, Saigon Co.op cũng đã sẵn sàng tiêu thụ nông sản trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải làm gì để không bị “hớt tay trên”?

Đây là những kinh nghiệm được các cơ quan rút ra từ đợt dịch trước Tết Âm lịch với tình trạng dồn ứ nông sản ở Hải Dương. Qua đó, chính quyền các tỉnh và doanh nghiệp đều đã lên kịch bản tổ chức tiêu thụ, bảo đảm vận chuyển nông sản từ các vùng đến các đầu mối thu mua được thông suốt.

Trường hợp dịch tiếp tục lan rộng, các bên cũng đã tính tới phương án đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến. Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết những trái vải đầu tiên của tỉnh sẽ có trên kệ hàng online của một số sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba, Amazon.

Trong 3 kịch bản tiêu thụ vải mùa vụ 2021 được đưa ra, thị trường xuất khẩu chính của quả vải Bắc Giang vẫn là Trung Quốc, số ít còn lại sẽ xuất sang Nhật Bản, Australia, Singapore...Trong khi tại Hải Dương, mùa vụ vải 2021 tỉnh này sẽ thu hoạch 55.000 tấn vải (vải sớm khoảng 30.000 - 35.000 tấn, vải chính vụ khoảng 20.000 - 25.000 tấn), tăng 10.000 tấn so với 2020.

Ngoài lô hàng này các doanh nghiệp sẽ tiếp tục xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang Nhật bằng đường hàng không, đường biển.

Đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện tiêu thụ nông sản Việt Nam

Cũng tại buổi tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba chiều 26/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề cập tới việc trong thời gian tới hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương.

Qua đó, 2 bên tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp hai nước; trong đó bao gồm việc mở cửa thị trường cho hàng nông sản Việt Nam, miễn kiểm tra virus Covid-19 đối với nông sản, thủy sản và thực phẩm đông lạnh Việt Nam, khôi phục các cửa khẩu, cặp chợ... đang tạm thời dừng thông quan do dịch COVID-19, hỗ trợ các hoạt động kết nối doanh nghiệp hai nước.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị phía Trung Quốc tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các loại hoa quả, nông sản của Việt Nam, nhất là những loại trái cây sắp vào vụ thu hoạch như vải thiều, nhãn, xoài của Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La và các địa phương khác của 3 miền. Đại sứ Hùng Ba khẳng định trong thời gian tới thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên sẽ nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế - thương mại, ổn định chuỗi cung ứng giữa hai nền kinh tế. 

Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,82% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,95%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,18 tỷ USD, tăng 11,55%. Như vậy, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Thảo luận