"Pháp đã đóng vai trò của mình và chịu trách nhiệm chính trị về các sự kiện ở Rwanda. Pháp cũng có nghĩa vụ đối mặt với lịch sử và thừa nhận đã gây ra đau khổ cho người dân Rwanda bằng cách cho phép mình im lặng trong một thời gian dài trước sự thật... Pháp không hiểu rằng, trong nỗ lực ngăn chặn xung đột khu vực hoặc nội chiến, Pháp thực sự đã đứng về phía chế độ diệt chủng ", - ông nói trong bài phát biểu tại Trung tâm Tưởng niệm các nạn nhân diệt chủng ở Gisozi, Rwanda.
Theo ông, Paris cố gắng ngăn chặn xung đột khu vực và nội chiến, nhưng thực chất đã đứng về phía chế độ tổ chức các vụ thảm sát.
Macron cũng xin được người dân Rwanda tha thứ.
Diệt chủng ở Rwanda năm 1994
Năm 1994, tại Rwanda, những người không rõ danh tính đã bắn rơi chiếc máy bay đang chở Tổng thống đất nước Juvenal Habyarimana, và người đứng đầu nước láng giềng Burundi là Cyprien Ntaryamira. Cái chết của các tổng thống đã được những kẻ cực đoan thuộc nhóm dân tộc Hutu sử dụng như một cái cớ để nắm quyền ở Rwanda và bắt đầu cuộc diệt chủng chống lại nhóm dân tộc nhỏ hơn là Tutsis và những người Hutu ôn hòa. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1994, khoảng 800.000 người đã thiệt mạng - phần lớn người Tutsis, cũng như những người Hutu ôn hòa, người Twas và đại diện của các dân tộc khác.