Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tập trận dội hàng nghìn đạn dược xuống Biển Đông

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong buổi họp báo thường kỳ chiều 27/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bình luận về việc hải quân Trung Quốc gần đây tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật rầm rộ ở Biển Đông.
Sputnik

Việt Nam mong các bên đóng góp có trách nhiệm 

Trả lời yêu cầu bình luận của Sputnik sự việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia tại Biển Đông là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế”.

Trung Quốc gọi Mỹ là "nguồn gốc chính gây ra rủi ro" ở Biển Đông
Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm:

"Việt Nam mong rằng các bên nỗ lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào vấn đề này".

Ngày 24/5, quân đội Trung Quốc thông báo rằng gần đây họ đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Trong đó, các máy bay chiến đấu đã dội hàng nghìn đạn dược vào các mục tiêu trên biển trong khi các phi công diễn tập tăng cường khả năng tác chiến trên biển và tấn công chính xác.

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tập trận dội hàng nghìn đạn dược xuống Biển Đông

Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ tiến vào Biển Đông và tuần tra ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Theo Global Time, các nhà phân tích Trung Quốc phủ nhận đây là một phản ứng có chủ đích của Bắc Kinh để đáp trả động thái của Mỹ, vì đây là cuộc tập trận thường xuyên nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến và chỉ một tàu chiến Mỹ là quá yếu để trở thành mục tiêu thích hợp.

Bản tin cùng ngày của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết một lữ đoàn của Lực lượng Không quân Hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ JH-17 tham gia tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông.

Mặc dù cuộc tập trận huy động số lượng lớn chiến đấu cơ và đạn dược, song đây là cuộc tập trận thông thường và chỉ là phần nổi của các cuộc tập trận của Trung Quốc, Song Zhongping – chuyên gia quân sự và nhà bình luận truyền hình Trung Quốc – nói với Global Time hôm 24/5.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ là hoạt động bất hợp pháp

Trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận về việc giới chức Philippines cho biết đang chuẩn bị tiến hành dự án sửa chữa, nâng cấp đường băng và cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Trung Quốc và Philippines tham vấn về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông

“Như đã nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vô giá trị”.

Bà Hằng nhấn mạnh thêm:

“Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), không có cách hành động làm phức tạp thêm tình hình; đóng góp thiết thực, tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

Trung Quốc tuyên bố tàu chiến Mỹ đi vào lãnh hải nước này ở Biển Đông

Trả lời yêu cầu bình luận về việc ngày 20/5/2021, Trung Quốc tuyên bố tàu chiến Mỹ đã đi vào lãnh hải nước này ở Biển Đông một cách bất hợp pháp và bị trục xuất. Tuyên bố được đưa ra sau khi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur (DDG 54, thuộc lớp Arleigh Burke) đã đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong ngày 20/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Một lần nữa phải khẳng định rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoạt động của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần đóng góp tích cực vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự trên Biển Đông, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông và tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982”.
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tập trận dội hàng nghìn đạn dược xuống Biển Đông

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ

Trả lời câu hỏi của phóng viên “cuối tháng này, Mỹ sẽ trao cho Việt Nam tàu tuần duyên thứ 2. Được biết Việt Nam có đề nghị Mỹ trao 3 tàu tuần duyên, vậy kế hoạch trao tàu tuần duyên thứ 3 thế nào?”, bà Lê Thị Thu Hằng thông tin:

Mỹ sẽ chuyển giao tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuối tháng 5?

“Sau 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh-quốc phòng. Trên cơ sở đó, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, hợp tác an ninh-hàng hải và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển theo tinh thần các văn bản mà hai bên đã ký kết như: Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương 2011; Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng 2015 và Kế hoạch Hành động về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ giai đoạn 2018-2020, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và quốc tế”.
Thảo luận