Chính trị ổn định là ‘vũ khí’ để Việt Nam hút FDI

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT), tính từ đầu năm 2021 đến ngày 20/5, Việt Nam thu hút tới gần 14 tỷ USD.
Sputnik

Nền chính trị ổn định là ‘vũ khí’ đặc biệt quan trọng để các nhà đầu tư quốc tế đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam hút gần 14 tỷ USD vốn FDI

Tính đến 20/5, gần 14 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã được các doanh nghiệp và nhà đầu tư rót vào Việt Nam. Con số này tăng gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không phải Hàn hay Nhật, Singapore mới đứng đầu về tổng vốn FDI vào Việt Nam

Theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/5, tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ 2020.

Ngoài ra, vốn thực hiện ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm ngoái.

Nhà chức trách đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 613 dự án mới. Con số này tuy chỉ bằng 50% cùng kỳ, nhưng tổng vốn đăng ký lại lên đến gần 8,83 tỷ USD, tức tăng gần 19%.

Tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,86 tỷ USD, tăng 11,7%. Có tất cả 1.422 lượt góp vốn mua cổ phần, quy mô hơn 1,3 tỷ USD.

Singapore đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam được rót vào 18 lĩnh vực. Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu với tổng vốn lên đến hơn 6 tỷ USD, chiếm 44% tổng mức đầu tư đăng ký.

Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam

Cần phải nhấn mạnh rằng, nhìn vào bức tranh kinh tế đầu năm nay, các báo cáo kinh tế đã chỉ ra động lực tăng trưởng chính là sản xuất chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xếp thứ hai là ngành sản xuất, phân phối điện. Tổng vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực này là 5,43 tỷ USD, chiếm gần 39%. Tiếp đến trong danh sách là các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 1,05 tỷ USD và bán buôn, bán lẻ - gần 522 triệu USD.

Dẫn đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam hiện là Singapore với tổng vốn đầu tư 5,26 tỷ USD, chiếm khoảng 37,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021. Xếp ở vị trí thứ 2 là Nhật Bản với 2,59 tỷ USD.

Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Hàn Quốc, Trung Quốc Đại lục, Hong Kong, Đài Loan.

Địa phương nào đón vốn FDI nhiều nhất?

Có 56 tỉnh thành nhận đầu tư từ nước ngoài. Trong số đó, Long An là tỉnh dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 3,35 tỷ USD. Xếp thứ nhì là TP HCM với tổng vốn đăng ký 1,34 tỷ USD, tiếp đó là Cần Thơ với 1,32 tỷ USD.

Các tỉnh tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Giang,...

Chính trị ổn định là ‘vũ khí’ để Việt Nam hút FDI

Cho tới ngày 20/5, có 33.615 dự án trên cả nước còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 400 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 240 tỷ USD, bằng 60,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Apple không chọn Việt Nam cũng là một cảnh báo: Đừng quá lạc quan về FDI
Trong nước, nhóm các doanh nghiệp FDI cũng ngày càng tăng cao sức ảnh hưởng, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu tính cả dầu thô của nhóm này ước đạt trên 98 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu kể từ đầu năm. Trong khi đó, xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 97,4 tỷ USD, tăng 37%.

Nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI vào khoảng trên 85,4 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Các doanh nghiệp FDI xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12,6 tỷ USD không kể dầu thô.

Với những chỉ số này, một lần nữa có thể khẳng định, nền chính trị ổn định của Việt Nam luôn có sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố này của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao đi kèm với khả năng chống dịch Covid-19 cùng những quyết sách đúng đắn của Chính phủ tạo được sự tin cậy đối với giới đầu tư khi quyết định mở rộng kinh doanh sản xuất ở Việt Nam.

Thảo luận