Các nhà môi trường Đức lại khiếu nại Dòng chảy phương Bắc-2. Chuyện gì sẽ xảy ra với dự án?

Các nhà môi trường Đức đã đệ đơn lên cơ quan quản lý Đức yêu cầu thu hồi giấy phép xây dựng và vận hành Dòng chảy phương Bắc-2. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia cấp cao tại Viện Năng lượng và Tài chính Sergey Kondratyev đã đánh giá các rủi ro đối với dự án này.
Sputnik

Các chuyên gia môi trường Đức từ Deutsche Umwelthilfe (DUH) đã đệ đơn lên Văn phòng Liên bang về Vận tải đường thủy và Thủy văn (BSH) yêu cầu thu hồi giấy phép xây dựng và vận hành Dòng chảy phương Bắc-2, hoặc đình chỉ việc đặt đường ống trong đợt kiểm tra mới.

"Greenpeace” yêu cầu tạm ngừng xây dựng đường ống "Dòng chảy phương Bắc-2"
Tổ chức này cho biết trong một tuyên bố: “Tuy đường ống là dự án nhiên liệu hóa thạch lớn nhất ở châu Âu, trong quá trình phê duyệt trước đó đã không kiểm tra tác động lên các mục tiêu khí hậu”.

DUH cố gắng phản đối việc cấp phép tiếp tục xây dựng Dòng chảy phương Bắc-2, nhưng cơ quan quản lý đã từ chối yêu cầu của họ. Các nhà bảo vệ môi trường cho biết họ sẽ kiện ra tòa.

Trước đó, các nhà hoạt động môi trường thuộc tổ chức môi trường Nabu của Đức đã đệ đơn kiện đơn vị vận hành đường ống, cho rằng việc xây dựng này đang làm tổn hại đến đáy biển. Do có đơn khiếu nại nên công trình bị đình chỉ đến cuối tháng 5. Nabu coi như xung đột đã được giải quyết.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia cao cấp tại Viện Năng lượng và Tài chính Sergey Kondratyev bày tỏ quan điểm rằng việc các nhà môi trường khiếu nại đối với cơ quan quản lý khó có khả năng đình chỉ dự án.

Nhà Trắng thừa nhận rằng rất khó ngăn chặn "Dòng chảy phương Bắc-2"
“Tôi không nghĩ rằng những lời phàn nàn này sẽ dẫn đến việc đình chỉ hoặc thậm chí làm chậm lại việc triển khai dự án, bởi vì chỉ còn đoạn rất ngắn để đường ống đi qua phần Đức. Và theo tôi, không hiểu tại sao bây giờ cơ quan quản lý lại có thể quyết định đình chỉ xây dựng. Có thể cho rằng các quốc gia không thân thiện với chúng tôi đưa ra cho các nhà bảo vệ môi trường chương trình nghị sự như vậy. Mặc dù ở chính nước Đức – Đảng Xanh chẳng hạn – phản đối khá mạnh mẽ việc sử dụng khí đốt nói chung, cũng như chống Dòng chảy phương Bắc-2 nói riêng, nhưng điều này là tuân theo hệ tư tưởng nhất định. Các doanh nhân nói rằng khí đốt sẽ là nguồn năng lượng rất quan trọng cho nước Đức trong ít nhất 20-30 năm tới", - ông Sergei Kondratyev nói.
Thảo luận