Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Thật khó để tưởng tượng tại sao các vận động viên nổi tiếng - những triệu phú thành đạt, những người đàn ông có gia đình hạnh phúc, làm công việc họ yêu thích - lại có thể không hạnh phúc. Họ có mọi thứ mà hầu hết những người bình thường đều thiếu.
Sputnik

Việc Naomi Osaka rời giải quần vợt Pháp mở rộng gần đây một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng sự nghiệp thành công không phải là điều đảm bảo cho hạnh phúc, và sự chú ý ngày quá mức của công chúng thường là gánh nặng lớn đối với các vận động viên.

Ba năm trầm cảm

Ở tuổi 23, Naomi Osaka là vận động viên được trả lương cao nhất thế giới. Cô kiếm được 37,4 triệu đô la trong năm 2020, đồng sở hữu câu lạc bộ bóng đá nữ, một vận động viên quần vợt thành công, một người được công chúng yêu thích và được mọi người hoan nghênh vì lập trường công dân tích cực của cô trong mùa hè năm 2020, khi cô bước ra sân thi đấu giải US Open với chiếc khẩu trang in tên những người Mỹ da đen bị cảnh sát giết chết. Cô được các thương hiệu toàn cầu hết lòng yêu mến. Osaka đã kiếm được 300 triệu USD chỉ từ các hợp đồng quảng cáo.

Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Hai năm trước, một trong những cây vợt xuất sắc nhất thế giới đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để chơi cho đội tuyển quốc gia Nhật Bản quê hương của mình tại Thế vận hội Olympic ở Tokyo vào mùa hè năm 2021. Procter & Gamble, All Nippon Airways và Nissin Foods đã ký hợp đồng để  Naomi Osaka tham gia vào các hoạt động tiếp thị trong khuôn khổ Thế vận hội ... Mọi chuyện hoàn toàn bình thường, không có chút dấu hiệu đáng ngại nào.

Ngay trước khi  khai mạc giải Roland Garros Pháp mở rộng, tay vợt 23 tuổi cho biết cô sẽ không tham gia các cuộc họp báo bắt buộc tại giải đấu. Các đại diện của giải đấu đã chỉ trích quyết định của Naomi, họ chỉ ra rằng trách nhiệm chính của cô là giao tiếp với báo chí. Ban tổ chức giải đấu đã phạt Naomi 15 nghìn đô la vì cô không xuất hiện tại các cuộc họp báo, đe dọa sẽ áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với cô, tới mức truất quyền thi đấu, nếu Naomi tiếp tục tẩy chay truyền thông.

Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Không nhận được sự thấu hiểu từ ban tổ chức, Osaka tự rút lui khỏi giải đấu và giải thích về hành vi của mình rằng đó là vấn đề về tâm lý.

“Tôi nghĩ rằng hiện tại, cách tốt nhất cho giải đấu, cho những người chơi khác và sức khỏe của tôi là tôi rút ra và mọi người có thể tập trung vào quần vợt”, - Osaka viết trên Instagram.

Tay vợt cho biết cô sẽ tạm dừng các buổi thi đấu của mình, sau đó thảo luận với ban tổ chức giải quần vợt về những thay đổi để cuộc thi trở nên thoải mái hơn cho người chơi, báo chí và người hâm mộ.

“Sau US Open năm 2018, tôi bắt đầu trải qua chứng trầm cảm kéo dài, điều mà tôi rất khó đối phó. (…) Các đại diện báo chí luôn đối xử tốt với tôi, tôi muốn xin lỗi các nhà báo, nhưng tôi không thích nói trước công chúng và điều đó khiến tôi bị lo lắng quá mức”, - Osaka thừa nhận.
Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Cho đến nay, vẫn chưa rõ quyết định của Osaka có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc cô tham gia Thế vận hội, nơi cô sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt. Có lẽ vận động viên này cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi chỉ để tích lũy sức lực cho một sự kiện quan trọng như vậy.

"Bạn không cô đơn!"

Quyết định của nữ vận động viên 23 tuổi Osaka nhận được sự ủng hộ của các đại diện thể thao khác. Trong số những người đầu tiên lên tiếng bênh vực cô có các cầu thủ NBA.

Tay vợt Osaka phá vỡ kỷ lục của Williams và Sharapova về thu nhập hàng năm
“Tôi mong sao mọi người không phải đưa ra những quyết định khó khăn như vậy. Nhưng thật là ấn tượng khi một ai đó không ngại đi trên con đường khó khăn như vậy, trong khi những người mạnh mẽ trên thế giới không thể bảo vệ được chính mình. Tôi thực sự ngưỡng mộ”, - cầu thủ Stephen Curry của Golden State Warriors tweet.

Cầu thủ NBA của Brooklyn Nets Irving Kyrie viết bình luận bên dưới bài đăng của Osaka:

“Tất cả chúng tôi đều ở bên cô, Nữ hoàng. Hãy là chính bạn. Và điều này sẽ luôn là đủ”.

Một ngôi sao NBA khác, cầu thủ Damian Lillard của Portland, cũng ủng hộ Osaka:

“Thật xấu hổ khi có những người không tôn trọng quyết định này của Osaka và không ủng hộ cô. Trong thời đại của chúng ta, các vận động viên chuyên nghiệp đang phải đối mặt với những mà trước kia đồng nghiệp của họ không gặp phải. Ngày nay có Twitter, Instagram hay Facebook, nơi người ta có thể mắng mỏ và thể hiện sự thiếu tôn trọng ở một cấp độ mới, điều trước đây không ai tưởng tượng được”, - Lillard nói.
Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Các "đồng nghiệp cùng xưởng" cũng lên tiếng ủng hộ Osaka:

“Tôi hiểu cảm giác của cô ấy. Tôi muốn ôm cô ấy ngay bây giờ. Tôi đã bị rơi vào những tình huống như vậy. Quý vị phải để cô ấy giải quyết theo cách cô ấy muốn, theo cách mà cô ấy có thể giải quyết được”, - tay vợt người Mỹ Serena Williams nói.

Em gái của cô, Venus Williams, đã bày tỏ ủng hộ Osaka trên Instagram:

"Tôi rất tự hào về bạn! Hãy chăm sóc bản thân và trở lại để giành chiến thắng!"

Những lời ủng hộ cũng vang lên từ phía các tay vợt huyền thoại khác - Martina Navratilova và Billie Jean King.

Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm
“Các phương tiện truyền thông tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc kể lại những câu chuyện của chúng tôi. Nhưng chắc chắn rằng truyền thông phải tuân thủ những ranh giới nhất định. Điều quan trọng là chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, và chúng ta sẽ làm điều đó cùng nhau”, - King viết trên tài khoản Twitter.

Ví dụ của Naomi Osaka không phải là chuyện giời ơi, nhảm nhí. Đó là lý do tại sao cô nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của công chúng. Thể thao chuyên nghiệp gây áp lực rất lớn cho các vận động viên. Khoảng một phần tư các vận động viên trải qua những cơn trầm cảm. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Drexel và Keene, gần 25% sinh viên thể thao phàn nàn về các triệu chứng trầm cảm, trong khi họ mới bắt đầu sự nghiệp của mình. Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA), khoảng 30% vận động viên cho biết họ đã "vô cùng chán nản trong tháng qua".

Trầm cảm là một kết cục đáng buồn cho nhiều vận động viên đang ở thời kỳ sắp đơm hoa kết trái. Nhà vô địch châu Âu bốn lần trong môn judo Elena Ivanishchenko tự tử ở tuổi 28, số phận tương tự xảy ra với vận động viên khúc côn cầu Yevgeny Belosheikin.

Vận động viên bơi lội vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta, Michael Phelps, thú nhận từng mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng và phải dùng tới rượu.

Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm
“Trầm cảm không phải là cái gì đó có thể ngắt đi được ngay lập tức. Tôi vẫn có những lúc rất nặng nềi”, - Kevin Love, tiền đạo của Cleveland Cavaliers từng nói.

Cầu thủ bóng rổ dày dạn kinh nghiệm nói với ESPN rằng anh bị rối loạn tâm lý và quyết định quyên góp 500.000 USD cho Khoa Tâm lý của Đại học California ở Los Angeles để nghiên cứu các hiện tượng trầm cảm, lo lắng và các cơn hoảng loạn.

Từ những thành tựu tuyệt vời đến đại trầm cảm

Theo các vận động viên, không nên xấu hổ khi yêu cầu được hỗ trợ về tâm lý. Tâm lý là lĩnh vực không có "kẻ yếu" hoặc "kẻ mạnh". Ví dụ, vào năm 2018, người ta ghi nhận 27 trong số 30 đội của MLB - một trong những giải đấu thể thao tàn bạo nhất - đã thuê "huấn luyện viên sức khỏe tâm thần" để giúp các cầu thủ đối phó với những vấn đề tâm lý do thi đấu.

Thảo luận