Đại dịch COVID-19

Tại sao Ấn Độ phản đối việc áp dụng hộ chiếu tiêm chủng COVID-19?

NEW DELHI (Sputnik) - Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan lên tiếng phản đối việc cấp hộ chiếu tiêm vắc xin coronavirus trong cuộc họp các bộ trưởng y tế G7.
Sputnik

Ấn Độ vẫn ở vị trí thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm coronavirus được phát hiện, với tổng số người nhiễm COVID trong cả nước vượt quá 28,6 triệu người. Mặc dù Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, chương trình tiêm chủng của nước này diễn ra rất chậm - 45,8 triệu người đã nhận được cả hai liều vắc xin trong 140 ngày chiến dịch tiêm chủng, tương đương hơn 3% dân số cả nước.

Bao giờ Việt Nam áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19?
“Ở giai đoạn này của đại dịch, cũng rất thích hợp để thảo luận về những lo ngại của Ấn Độ về ý tưởng cấp hộ chiếu tiêm chủng. Do tỷ lệ tiêm chủng ở các nước đang phát triển thấp hơn so với các nước phát triển và vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến công bằng và việc tiếp cận rộng rãi, cung cấp, phân phối vắc xin an toàn và hiệu quả. Ấn Độ cho rằng việc áp dụng hộ chiếu vắc xin sẽ cực kỳ phân biệt đối xử và bất lợi cho các nước đang phát triển”, Vardhan nói trong một cuộc họp mà Ấn Độ được mời với tư cách khách mời.

Ông lưu ý Ấn Độ đề xuất thảo luận về vấn đề này "dưới ánh sáng của nhưng bằng chứng mới về hiệu quả của vắc xin và với sự phối hợp đầy đủ của WHO, liên quan đến vấn đề tiếp cận (vắc xin) hiện nay".

Hệ thống chứng nhận Coronavirus ở EU

Tại Liên minh châu Âu, một hệ thống điện tử để kiểm tra chứng chỉ coronavirus đã được đưa ra ở chế độ thử nghiệm, giúp các quốc gia thành viên có thể kết nối với chương trình chung châu Âu và dần dần bắt đầu cấp chứng chỉ điện tử. Bảy quốc gia đã tham gia vào đó - Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan. Giấy chứng nhận sẽ được phát hành đầy đủ theo kế hoạch vào ngày 1 tháng Bảy.

Đọc thêm:

Thảo luận