Thêm 92 ca nhiễm mới, Thủ tướng đề nghị các nhà sản xuất vaccine báo cáo tiến độ

HÀ NỘI (Sputnik) - Trưa 7/6, Việt Nam ghi nhận thêm 92 ca mắc Covid-19, trong đó có 8 ca ngoài cộng đồng nâng tổng số ca mắc cả nước lên 8.883 trường hợp.
Sputnik

Hà Nội có ca dương tính là người buôn bán ở chợ

Trong số 92 ca Covid-19 mới, tại Bắc Giang (68), TP. HCM (14), Lạng Sơn (7), Hà Tĩnh (2) và Hà Nội (1) và 84 ca trong tổng số được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả. Cụ thể:

Thêm 44 ca Covid-19, TP.HCM có 12 bệnh nhân

Tại Bắc Giang, 68 ca Covid-19 gồm các bệnh nhân 8799 - 8818, 8820, 8822 - 8852, 8854 - 8863, 8865, 8867 - 8871, được phát hiện ở nơi cách ly, phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.

TP. HCM thêm 14 trường hợp, gồm các bệnh nhân 8819, 8821, 8872-8883, trong đó 10 ca là các trường hợp F1, 4 ca phát hiện qua sàng lọc tại bệnh viện, đều liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng.

Lạng Sơn có 7 ca Covid-19 gồm các bệnh nhân 8792-8798, trong đó 6 ca là các trường hợp F1, 1 ca sàng lọc cộng đồng.

Hà Tĩnh ghi nhận 2 ca 8864 và 8866 là những người tiếp xúc với 2 vợ chồng về từ Bình Dương.

Hà Nội thêm 1 bệnh nhân 8853, nữ, 45 tuổi, sống tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Trường hợp này buôn bán rau ở chợ Cửa hàng mới, trong tháng 5 vừa qua chưa ra khỏi Hà Nội. CDC Hà Nội đang điều tra dịch tễ.

Như vậy đến trưa 7/6, Việt Nam đã ghi nhận 8.883 ca mắc Covid-19, trong đó có 7.327 ca lây nhiễm trong nước. Riêng từ ngày 27/4 đến nay, 39 tỉnh, thành phố ghi nhận 5.757 ca.

Đến nay, 15 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Hiện các cơ sở y tế đã công bố 3.368 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh, hiện còn hơn 5.300 bệnh nhân đang điều trị. Số ca tử vong là 53 trường hợp.

Các địa phương đang còn cách ly, theo dõi sức khoẻ gần 184.000 người, trong đó cách ly tại bệnh viện gần 2.900 người, cách ly tập trung hơn 32.000 người, cách ly tại nhà hơn 148.000 người.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo tiến độ về vấn đề vaccine

Sáng 7/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với các nhà khoa học, đại diện các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine về công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVID-19. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.

Những thông điệp được Thủ tướng gửi gắm thông qua "Quỹ vaccine"

Tại buổi làm việc, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cho biết trong thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân, Việt Nam đã được ghi nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm “5K+vaccine” và ứng dụng công nghệ rộng rãi để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế. Trong đó, “chiến lược vaccine” là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết đinh để thoát khỏi đại dịch.

Chính vì thế, Chính phủ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã nỗ lực bằng nhiều hình thức để mua được nhanh nhất, nhiều nhất vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine phòng COVID-19 không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhiều trên thế giới, năng lực sản xuất vaccine có hạn.

Đạt được mục tiêu thỏa thuận đóng ống vaccine Sputnik V tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc, khoa học, dự báo khả năng, nguồn lực, yêu cầu, nhiệm vụ trong sản xuất, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine sao cho hiệu quả. Về vấn đề này, đại diện Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng về một số kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của ngành y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua.

Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Cụ thể có 2 mục tiêu lớn đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó, nghiên cứu phát triển bộ kít chẩn đoán, kít kháng thể đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước phát triển thành công loại kít này. Phương pháp xét nghiệm RT-PCR bằng dịch hầu họng và nước bọt bước đầu cho kết quả tốt, có thể sớm đưa vào ứng dụng trong thời gian tới; Nghiên cứu sản xuất máy thở; phác đồ, phương pháp điều trị mới; phát triển và cấp phép vaccine; phát triển vaccine COVID-19 trong nước.

Đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 là vaccine Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen và vaccine COVIVAC của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang.

Đáng chú ý, Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm số 1 đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine Sputnik V với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành cho phép áp dụng mọi cơ chế, chính sách ưu đãi của pháp luật về đầu tư, đầu tư công nghệ cao nhất đối với các dự án nghiên cứu, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19, đề nghị Bộ Tài chính làm đầu mối phối hợp với các Bộ ngành liên quan.

Thảo luận