Tình báo làm hỏng mối quan hệ giữa các quốc gia như thế nào?

Trong tháng 5, máy bay Không quân Mỹ đã thực hiện 72 chuyến bay do thám trên vùng trời Biển Đông, theo nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Tình báo Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng, nhưng lại khiến các nước khác thờ ơ

Trên bầu trời Biển Đông, tần suất hoạt động của máy bay trinh sát Mỹ gia tăng rõ rệt, 65 lần cất cánh được ghi nhận vào tháng 4, 72 lần vào tháng 5, và nếu so với năm ngoái, các nhà quan sát nhận định số chuyến bay trinh sát đã tăng thêm 10 lần. Ngoài ra còn có thể kể đến chuyến đi gần đây của tàu chiến Mỹ Curtis Wilbur. Bắc Kinh cho rằng dưới thời Tổng thống Joe Biden, hoạt động gián điệp của Mỹ đã gia tăng. Đáp lại, Trung Quốc tăng cường phòng thủ ở tây Thái Bình Dương, và tỏ ra cứng rắn hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đề nghị hội đàm với các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc để thống nhất việc thiết lập đường dây nóng nhằm tránh xung đột không mong muốn. Nhưng Bắc Kinh từ chối, đặt điều kiện cho các cuộc đàm phán trong tương lai với Washington là phải chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

Bắc Kinh sẽ đáp trả các hành động tình báo quân sự của Hoa Kỳ gần biên giới Trung Quốc

Điều thú vị là máy bay và tàu chiến Mỹ thu thập thông tin tình báo liên quan đến lãnh thổ của tất cả các quốc gia nằm dọc theo bờ Biển Đông, nhưng chỉ có chính quyền Trung Quốc xem đây là hành động không thân thiện.

 Không phải tất cả các điệp viên đều theo kịp tình hình

Có một cộng đồng tình báo quốc tế được gọi là "Five Eyes" (FVEY — Năm con mắt), bao gồm năm quốc gia - Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand. Các nước này đã hợp nhất hành động sau Chiến tranh thế giới thứ hai để giám sát các kênh liên lạc của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Theo thời gian, các phương pháp khác đã được thêm vào các hoạt động tình báo điện tử của liên minh, bao gồm cả tình báo bí mật. Có ấn tượng "Five Eyes" là một liên minh quân sự - chính trị. Do đó, người ta tin rằng những gì Washington nói sẽ được tất cả các thành viên khác trong nhóm "bộ Ngũ" tuân theo.

Tình báo làm hỏng mối quan hệ giữa các quốc gia như thế nào?

Trước đây là như vậy. Ngày nay, sự đoàn kết của những quốc gia cùng chí hướng đang rạn nứt. Thành viên nhỏ nhất của liên minh, New Zealand, không chia sẻ đầy đủ các cách tiếp cận của các đồng minh tình báo đối với Trung Quốc. Ví dụ, Mỹ, Úc, Canada, Anh gọi chính sách của giới lãnh đạo Bắc Kinh ở Tân Cương là diệt chủng, còn chính phủ New Zealand không dùng những từ ngữ thô bạo như vậy, hơn nữa còn cho phép Huawei hoạt động trên lãnh thổ của mình.

Tự do hàng hải kiểu Mỹ đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của các nước châu Á
Thủ tướng New Zealand Jacinde Ardern gần đây cho biết: "Đối với New Zealand, "Five Eyes" vẫn là thể chế quan trọng nhất cho quan hệ đối tác an ninh và tình báo, nhưng chúng tôi cũng có chính sách đối ngoại của riêng mình".

Đối với đất nước nhỏ bé này, quan hệ kinh tế với Trung Quốc là rất quan trọng, và do đó không ai muốn làm khó khăn thêm mối quan hệ với Bắc Kinh. Nhân tiện, nhiều chuyên gia tin rằng theo nghĩa này, hành động của New Zealand giống với cách thức ngoại giao của các nước ASEAN đối với CHND Trung Hoa.

Cần phải là người cố chấp để tranh luận rằng thế giới có thể hoạt động nếu không có thông tin gián điệp và tình báo. Trong lịch sử thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bạn có thể tìm thấy nhiều trường hợp khi giới tình báo đã cứu thế giới khỏi mối đe dọa xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Sẽ tốt đẹp nếu thông tin tình báo không làm hỏng mối quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào các sự kiện gần đây ở châu Âu đã ảnh hưởng đến quan hệ của Nga với các nước như Anh, Cộng hòa Séc, Bulgaria và các nước NATO khác, có thể hiểu rằng cơ hội cho biệc đó là không nhiều.

Thảo luận