Nga rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Hôm thứ Hai, Tổng thống Vladimir Putin đã ký đạo luật bãi bỏ hiệu lực của Hiệp ước OST năm 1992. Văn kiện này đã trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh, cho phép 34 quốc gia công khai thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. Vào tháng 5 năm ngoái Hoa Kỳ đã khởi động quy trình để rút khỏi hiệp ước và hoàn tất chúng vào ngày 22/11. Trước quyết định này, Bộ Ngoại giao Nga ngày 15/1 thông báo khởi động các thủ tục trong nước để bãi bỏ hiệp ước.
Một số người dùng đưa ra kết luận rằng quyết định của nhà lãnh đạo Nga được cho là có tác động tiêu cực đến việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Tokyo.
"Không thể đưa cho Nga dù chỉ một yên. Nước này sẽ không trả lại Nam Kuril. Họ sẽ đòi tiền để đổi lấy việc không vi phạm không phận. Nhật Bản cần thay đổi luật pháp để củng cố quốc phòng", - một người dùng bình luận.
Một người dùng tự xưng là "cựu sĩ quan tình báo", phán đoán rằng Nga rút khỏi hiệp ước để "vi phạm không phận Nhật Bản".
Một số nhà bình luận cũng chỉ trích chính quyền Nhật Bản và kêu gọi Tokyo có lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ với Moskva.
"Nhật Bản chỉ có thể bày tỏ sự tiếc nuối! Họ kêu là không cần vũ khí. Ngoại giao nhân đạo như vậy đã đủ chưa? Phải áp dụng biện pháp, nếu không sẽ quá muộn", - người dùng đề nghị.
Một độc giả bày tỏ quan điểm rằng việc bác bỏ các hiệp định và thỏa thuận thường dẫn đến chiến tranh. Người này khuyên nên gây sức ép với Moskva bằng các biện pháp trừng phạt, nhưng đồng thời vẫn tiến hành đàm phán chặt chẽ hơn với phía Nga.
"Nga nói chung không khác gì Liên Xô. Chỉ là thay đổi tên gọi. Tôi nghĩ đó là một đất nước đáng sợ. Cần giao thiệp với nước này theo cách thích hợp", - một nhà bình luận khác đưa ra ý kiến.