Vaccine Sputnik V của Nga được người Việt Nam tin tưởng cao

HÀ NỘI (Sputnik) - Với trọng tâm chống dịch Covid-19 là có đủ 150 triệu liều vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam đang nỗ lực mọi cách, tận dụng mọi nguồn để có vaccine trong thời gian sớm nhất. Cùng so sánh về hiệu quả an toàn của 3 loại vaccine AstraZecena, Sputnik V và Sinopharm được Bộ Y tế phê duyệt.
Sputnik

Sự quyết liệt đến từ những người đứng đầu

Quyết định thành lập Quỹ vaccine, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra phương châm chống dịch quyết liệt đó là khẳng định vaccine là "chìa khóa" để vượt qua dịch Covid-19. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, TS Nguyễn Sỹ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cũng đánh giá:

Những thông điệp được Thủ tướng gửi gắm thông qua "Quỹ vaccine"

“Trọng tâm rõ ràng phải là vaccine, tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng, không thể cứ truy vết, khoanh vùng mãi được. Hơn 1,5 năm vừa qua cứ liên tục như vậy nhưng đến bây giờ thì không thể kéo dài vô tận”.

Ông Dũng cũng khẳng định “tiêm chủng sẽ tạo nên sự khác biệt”, là "đột phá chiến lược" trong phòng, chống dịch. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định:

"Chỉ có vaccine Covid-19 mới đưa được cuộc sống trở lại bình thường". Do đó, Chính phủ và Bộ Y tế tích cực tiếp cận nhiều nguồn cung ứng, đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho vaccine Covid-19".

Nếu như ở 3 đợt dịch trước, chiến lược phòng, chống dịch xuyên suốt của Việt Nam là truy vết thần tốc kết hợp 5K thì sang đợt dịch thứ 4, chiến lược vaccine lại được đưa đặt vào trọng tâm. Tính đến 16h ngày 7/6, 1.340.098 liều vaccine đã được tiêm cho người dân thuộc nhóm ưu tiên. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 38.166.

Chứng minh cho sự quyết liệt trong sự chỉ đạo quyết liệt trong cả lời nói lẫn hành động là hiện tại Việt Nam đã nỗ lực đàm phán và có được 5 nguồn cung với tổng số liều vaccine dự kiến "cập bến" là 124,9 triệu liều. Bao gồm:

  1. Moderna 5 triệu liều
  2. Sputnik V 20 triệu liều
  3. AstraZeneca 30 triệu liều
  4. Pfizer/BioNTech 31 triệu liều
  5. Từ cơ chế COVAX Facility 38,8 triệu liều

Đồng thời, Việt Nam đang gấp rút những khâu cuối cùng để sản xuất vaccine "Made in Vietnam". Học viện Quân y dự định tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine phòng Covid-19 Nano Covax trong tháng 6 với 13.000 tình nguyện viên. Khi thử nghiệm giai đoạn 2, vaccine Nano Covax đã chứng minh được tính an toàn và cơ bản được đánh giá tốt.

Kết quả cho thấy hiệu quả sinh kháng thể của vaccine tốt nhất đạt khoảng trên 90%, hiện còn phải đánh giá chỉ tiêu vàng là trung hòa virus sống.

Vaccine Sputnik V có mức độ hiệu quả an toàn cao

Trong 3 loại vaccine được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt, vaccine Sputnik V của Nga có hiệu quả an toàn cao nhất với 91,6%; Trong khi đó, vaccine AstraZeneca (Anh) được phê duyệt ngày 01/02 đạt từ 62-90% và vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm (Trung Quốc) được phê duyệt hôm 04/06 đạt 79%.

Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Đồng thời, Việt Nam đã chủ động đề xuất chuyển giao công nghệ vaccine. Theo kế hoạch, từ tháng 7, Công ty TNHH Vabiotech sẽ gia công, đóng ống 5 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga mỗi tháng tại Việt Nam. Bất kể là vaccine nào được phê duyệt khẩn, đối với Bộ Y tế Việt Nam, an toàn vẫn là điều kiện được đặt lên đầu tiên. Thành viên Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế cho biết:

"Quan điểm của hội đồng là an toàn là trên hết, dữ liệu an toàn đủ, Tổ chức Y tế thế giới dựa trên dữ liệu khoa học, mình ở trong nước dựa vào tổ chức khoa học như vậy. Về hiệu quả bảo vệ như tôi đã nói đang theo dõi, nhưng bao nhiêu phần trăm vẫn tốt hơn là không có biện pháp nào bảo vệ".

Vaccine Sputnik V được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Polyvac cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 25/2 và cam kết của Polyvac về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam.

Vaccine Sputnik V được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm do JSC Generium - Liên bang Nga sản xuất. Hộp 1 lọ 3ml chứa 5 liều vắc xin. Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) là cơ sở đề nghị phê duyệt vaccine này.

Việt Nam sẽ gia công vaccine Sputnik V của Nga?

Ngày 16/3, lô vắc xin Sputnik V đầu tiên (gồm 1.000 liều) được Liên bang Nga trao tặng cho Việt Nam đã được chuyển về kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Được biết, Sputnik V là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt.

Từ ngày 11/8/2020, Bộ Y tế Nga đã cho triển khai tiêm quy mô toàn quốc vaccine Sputnik V khi vắc xin này chưa thực hiện xong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Đến nay, vaccine Sputnik V được hơn 50 quốc gia phê chuẩn sử dụng.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên Tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6%; riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Thảo luận