Ai là nạn nhân chính của tình trạng thất nghiệp trên thế giới?

MOSKVA (Sputnik) - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổng kết tình hình trong một năm rưỡi thế giới xảy ra đại dịch và xác định được ai là đối tượng bị mất thu nhập nhiều nhất do các hạn chế về coronavirus. "Đòn nặng nhất của tình trạng thất nghiệp đánh vào những người dưới 25 tuổi", hãng tin BBC cho biết.
Sputnik

Những nạn nhân thiệt hại chưa từng có do hậu quả COVID-19 về kinh tế trong 18 tháng qua được xác định là lớp lao động trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Theo ILO, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi này vào năm 2020 là 8,7%, trong khi tỷ lệ những người lớn tuổi không tìm được việc làm do đại dịch là 3,7%.

Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng người thất nghiệp là nhóm dân số thuộc diện “hoạt động kinh tế” đang tìm kiếm việc làm. Thanh niên bỏ việc, ngừng tìm kiếm việc làm hoặc đang chuẩn bị khởi nghiệp thuộc nhóm người có khả năng lao động nhưng “không hoạt động kinh tế”.

Tỷ lệ thất nghiệp thực tế gần như gấp đôi con số chính thức

Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất do thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên trong thời kỳ đại dịch tăng đột biến, nhất là ở các nước nghèo như Argentina, Brazil, Nam Phi và Peru. Ở châu Âu, đại dịch cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của thế hệ trẻ. Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ là Pháp và Anh, những nước duy trì được tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định; tại Hoa Kỳ, các vấn đề về việc làm nhanh chóng leo thang kéo theo những khoản chi trả trợ cấp khổng lồ.

Ở các nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ thất nghiệp là 23,7% đối với nam giới và 29% đối với phụ nữ. Các quốc gia giàu có đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng COVID-19 - họ cung cấp các khoản vay ưu đãi, miễn thuế. Giảng viên kinh tế tại Đại học Leicester, Tiến sĩ Sarah Lemos nhấn mạnh rằng một người không có việc làm càng lâu thì càng khó tìm được việc làm với mức lương cao.

Thảo luận