Theo bản tin, bang Maharashtra bị dịch bệnh này nặng nhất, có 7 057 trường hợp mắc bệnh, hơn 600 người chết. Trong top 3 còn có bang Gujarat, nơi có số ca mắc vượt quá 5 nghìn người, hơn 300 trường hợp tử vong. Bang bị ảnh hưởng nặng thứ ba là Rajasthan, nơi số ca nhiễm lên tới gần 3 nghìn người, 188 trường hợp tử vong.
Lý do khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng là do thiếu hụt trầm trọng thuốc "Amphotericin-B" (một chất chống nấm), cần thiết để điều trị những người bị nhiễm "nấm đen", cũng như tình trạng quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe Ấn Độ.
Đại dịch ở Ấn Độ
Mucormycosis, hay «nấm đen», là một biến chứng do nhiễm nấm. Bệnh có thể phát triển ở những người tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường, hoặc sau khi nấm xâm nhập vào da qua vết thương mở, vết xước hoặc bỏng. Căn bệnh này nguy hiểm nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cũng như những người bị suy giảm khả năng miễn dịch sau khi chiến đấu với căn bệnh này, đặc biệt là với coronavirus.
Trước đó, chính quyền Ấn Độ thông báo đã phát hiện tại nước này hơn 8,8 nghìn trường hợp nhiễm mucormycosis, hay còn gọi là "nấm đen". Một số trường hợp nhiễm nấm aspergillosis, hay còn gọi là "nấm mốc trắng", cũng được báo cáo. Vào cuối tháng 5, Ấn Độ lần đầu tiên tìm thấy loại nấm mốc thứ ba ở người - một bác sĩ từ bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cho biết họ đã phát hiện ra ba loại nấm mốc cùng lúc ở một trong những bệnh nhân - màu vàng, đen và trắng.
Đọc thêm: