Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

Việt Nam triển khai chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long là Trưởng Ban chỉ đạo. Sở chỉ huy của chiến dịch đặt tại Bộ Quốc phòng, do một Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chỉ huy.
Sputnik

Người đứng đầu ngành Y tế khẳng định, với sự tham gia của Quân đội, Công an, cùng các bộ, ngành, Việt Nam quyết tâm thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, khẩn trương, ứng dụng công nghệ để quản lý hồ sơ tiêm vaccine Covid-19 của dân và tiêm đến đâu phải an toàn đến đó.

Bản tin tối 15/6 của Bộ Y tế cho biết, cả nước thêm 213 bệnh nhân nhiễm coronavirus, nâng tổng số ca trong ngày lên thành 402. Số bệnh nhân hồi phục trong ngày cũng đạt kỷ lục với 303 người được xuất viện.

Cùng ngày, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 6 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer.

Việt Nam ghi nhận 402 ca Covid-19 ngày 15/6

Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều tối ngày 15/6, cả nước có thêm 213 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của cả ngày lên thành 402 trường hợp dương tính mới.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 11.212 bệnh nhân mắc Covid-19.

Bắc Giang vẫn là địa phương có tình trạng lây nhiễm cao với số ca mắc mới nhiều nhất trong ngày 235. Trong số 402 ca nhiễm ngày 15/6, có 4 trường hợp nhập cảnh và 398 ca lây nhiễm trong nước.

Bộ Y tế thông tin chính thức về ca tử vong thứ 60 và 61 liên quan đến Covid-19
Trong số này, có 204 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu vực đã bị phong tỏa. Việt Nam hôm nay có số ca bệnh hồi phục lập kỷ lục với 303 trường hợp được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục lên thành 4.543 người.

Về các ca bệnh mới chiều tối nay, Bộ Y tế cho biết, các ca nhiễm được đánh số từ 11.000 – 11.212. Trong đó, Bắc Giang 138, TP HCM (38), Bắc Ninh (21), Bình Dương (12), Lạng Sơn (1). Trong số này có 204 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Số lượng ca mắc nCoV mới từ 27/4 đến nay là 7996 người, trong đó đã có 1765 người được công bố khỏi bệnh.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.171.076 mẫu cho 4.818.269 lượt người.

Việt Nam triển khai chiến dịch vaccine lịch sử, Quân đội vào cuộc

Chiều 15/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc. Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, theo người đứng đầu ngành y tế đất nước.

Bộ Y tế làm việc cùng các Đại sứ, mong có được "đa nguồn" vaccine cho Việt Nam
Suốt thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để tiếp cận các nguồn nhập khẩu vaccine từ nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất trong nước. Việc tìm kiếm thêm vaccine vẫn đang tiếp tục nhằm đạt mục tiêu 150 triệu liều như Nghị quyết 21 của Chính phủ.

“Khác với các lần trước, ở chiến dịch tiêm chủng này chúng ta đã có kinh nghiệm triển khai tiêm chủng theo chiến dịch. Gần đây nhất, Việt Nam đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng 23 triệu liều vaccine sởi - rubella cho trẻ em. Tuy nhiên, do quy mô của chiến dịch này lớn hơn nhiều nên đòi hỏi có sự tham gia của các bộ, ngành”, Bộ trưởng Y tế cho biết.

Việc vận chuyển, bảo quản, phân phối và tiêm chủng vaccine có sự tham gia của tất cả mọi lực lượng.

Theo Bộ trưởng Long, Việt Nam dự kiến lập 8 kho bảo quản, với 1 kho đặt tại Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô và các kho còn lại tại 7 quân khu trong toàn quốc. Ngay sau khi về đến sân bay, vaccine sẽ được vận chuyển về các kho này để bảo quản.

Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

Người đứng đầu ngành Y tế nhấn mạnh, các kho chứa vaccine đều phải đạt Tiêu chuẩn thực hành bảo quản tốt (GSP). Tiếp đó, các xe lạnh vận chuyển vaccine sẽ từ các kho này tỏa đi điểm tiêm chủng trên toàn quốc.

Theo ông Long, Việt Nam cần nhanh chóng lập kho, kiểm tra lại các yếu tố hậu cần, vật chất, hệ thống dây chuyền lạnh, máy phát điện để bổ sung, khắc phục ngay những yếu tố chưa đủ điều kiện để đảm bảo các tiêu chí về bảo quản vaccine an toàn, tránh tình huống không mong muốn.

Việt Nam dùng công nghệ để quản lý hồ sơ tiêm vaccine của người dân

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc sẽ tạo thành mạng lưới trực tuyến, công khai các thông tin về số lượng người tiêm, số lượng liều vaccine được sử dụng qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Bộ trưởng yêu cầu ngành y tế phải đẩy nhanh áp dụng sổ sức khỏe điện tử, đăng ký tiêm chủng qua ứng dụng (app) và qua tin nhắn. Mỗi người dân khi nhận được tin nhắn mời đăng ký tiêm có tin nhắn phản hồi. Từ đó, khi vaccine về đến sẽ có tin nhắn mời người dân đi tiêm. Bên cạnh đó, tất cả thông tin về tiêm chủng phải được thể hiện trên hệ thống điều hành tiêm chủng online.

"Hộ chiếu vaccine" vào Việt Nam, sẽ áp dụng ra sao? Với đối tượng nào?
Theo Bộ trưởng Y tế Việt Nam, người dân sẽ biết mình đến điểm tiêm chủng nào tiêm. Hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo cho người đăng ký thời gian tiêm và điểm tiêm. Khi đến tiêm, sẽ kiểm tra mã QR code và qua khám sàng lọc sẽ điền thông tin vào trường ứng dụng có sẵn. Khi đạt yêu cầu về sức khoẻ thì tiêm và điền vào mục đã tiêm chủng. Sau tiêm, hệ thống sẽ nhắc 2 tiếng/lần theo dõi phản ứng sau tiêm chặt chẽ để người tiêm biết.

“Đối với những người không dùng điện thoại smartphone, cơ quan chức năng sẽ thiết kế đầu số tổng đài nhắn những thông tin cụ thể liên quan đến tiêm chủng”, ông Long nói.

Người đứng đầu ngành y tế cho rằng, với cách làm này, Việt Nam sẽ dễ dàng quản lý hồ sơ 'hộ chiếu vaccine' của người dân.

Với thực tế hệ thống y tế cơ sở còn yếu về công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp công nghệ thông tin thiết lập hệ thống điều hành tiêm chủng online.

Theo Bộ trưởng, điểm mới của chiến dịch tiêm chủng lần này là việc tổ chức tiêm tại các điểm tiêm sẽ được kiểm soát chặt chẽ trên hệ thống điều hành tiêm chủng online. Công việc này trước đây thường được giao cho các đơn vị quản lý.

“Khoảng 15.000 điểm tiêm chủng đã có nhân lực, tài khoản sẽ cập nhật và đưa lên bản đồ tiêm chủng, công khai với toàn dân về quy trình tiêm chủng, số liều vaccine đã sử dụng, số người được tiêm”, ông Long nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Tiêm đến đâu an toàn đến đó

Theo Bộ trưởng Y tế, toàn bộ quy trình tiêm đã được rà soát lại để cắt ngắn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người dân.

“Quan điểm của Bộ Y tế là 'tiêm đến đâu an toàn đến đó'. Ban chỉ đạo An toàn tiêm chủng Quốc gia phải làm việc trực tuyến 24/7 để chỉ đạo, giám sát trực tuyến tiêm chủng an toàn. Đồng thời, chúng tôi đã chỉ đạo tăng cường tập huấn nhiều lần cho toàn tuyến hệ thống y tế, kể cả công lập và tư nhân, đặc biệt là y tế cơ sở”, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh.

Trong chiến dịch lần này, Bộ trưởng Y tế cũng sẽ là Trưởng ban chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên toàn quốc.

Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

Sở chỉ huy của chiến dịch đặt tại Bộ Quốc phòng, do một Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân làm chỉ huy. Các lực lượng tham gia đến từ các bộ: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải...

"Cơn khát" vaccine từ doanh nghiệp Việt và mong muốn được tiếp cận nguồn cung
Bộ trưởng Long yêu cầu tiếp tục tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng an toàn đối với hệ thống y tế quốc phòng và công an. Riêng với lực lượng quân đội, cần tập huấn thêm về quy trình vận chuyển, bảo quản vaccine.

Trưởng ban chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đề nghị các bộ, ngành liên quan khác tích cực phối hợp với đơn vị của Bộ Y tế để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đầu mối theo đúng mục tiêu đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan đã rất có trách nhiệm tham gia và cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề của chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Đây vừa là nhiệm vụ chuyên môn, vừa là là nhiệm vụ chính trị.

“Chúng ta phải đảm bảo toàn bộ quy trình chuyên môn từ vận chuyển, bảo quản đến tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 và tiêm là phải an toàn. Với cách thức này và có sự phối hợp chặt chẽ, chúng ta sẽ triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng lần này", ông Long nhấn mạnh.
Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội
Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 6 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca và Pfizer

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, số vaccine phòng Covid-19 nhận được của COVAX đã phân bổ đến 63 tỉnh thành phố và một số đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngoài ra, còn có hơn 200.000 liều được chi viện cho 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để tiêm chủng cho công nhân trong các khu công nghiệp.

Công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 đang được đẩy mạnh tại các địa phương.

Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca qua nguồn COVAX vào cuối tháng 6, đầu tháng 7.

'Cần để dân biết, dân bàn lộ trình tiêm vaccine COVID-19'
Toàn bộ số vaccine này sẽ được phân bổ cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 và các địa phương có khu công nghiệp.

Đến hết quý 3 năm nay, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca do Bộ Y tế đặt mua thông qua Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam VNVC.

Còn theo thông báo của hãng Pfizer, hãng này dự kiến chuyển về Việt Nam 3 triệu liều vaccine Covid-19 trong quý 3, số còn lại sẽ về trong quý 4.

Tuy nhiên, thời gian và số lượng cụ thể vaccine về Việt Nam có thể thay đổi, tùy thuộc tình hình thế giới vì công ty này cung ứng vaccine cho cả thế giới.

GS. Đặng Đức Anh cho biết, vaccine Covid-19 có thời hạn sử dụng rất ngắn, chỉ khoảng 6 tháng, trong khi thời gian từ cơ sở sản xuất đến Việt Nam mất khoảng 2 tháng nên chỉ còn 3-4 tháng để triển khai tiêm.

Đặc biệt với Pfizer, điều kiện bảo quản phải ở nhiệt độ âm sâu -70 độ C. Nếu ở nhiệt độ 2-8 độ C, vaccine chỉ được dùng trong 1 tháng. Do đó, thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị Bộ Quốc Phòng trên cả nước để đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển vaccine đến các điểm tiêm trong thời gian ngắn nhất.

Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

Tính đến lúc này, Việt Nam đã tiêm được 1,55 triệu liều vaccine cho các đối tượng ưu tiên và công nhân. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine là 59.608 người.

Các địa phương vẫn đang tiếp tục triển khai, yêu cầu tiêm xong trong tháng 6 này, đảm bảo đúng tiến độ và an toàn nhất cho người dân.

Đến nay, Việt Nam đã cấp phép nhập khẩu cho các loại vaccine AstraZeneca, Sputnik V Nga, Pfizer và Sinopharm của Trung Quốc.

Thảo luận