Đại dịch COVID-19

Lây nhiễm Covid-19 ở cơ sở y tế, bệnh viện, người dân nên làm gì?

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin ban đầu điều dưỡng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhiễm Covid-19, khoa Nội thần kinh tạm phong tỏa. Bệnh viện tạm thời ngưng tiếp nhận bệnh.
Sputnik

TP HCM có số lượng ca nhiễm xếp thứ 3 cả nước

Từ chiều 15/6 đến sáng nay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM kêu gọi toàn bộ cán bộ, nhân viên đến cơ sở y tế này để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 xuyên đêm. Bệnh viện đã khử khuẩn khu vực có nguy cơ. Cùng ngày, cơ sở y tế này cũng phát hiện một người làm công việc photocopy ở gần khu vực bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2.

Lây nhiễm Covid-19 ở cơ sở y tế, bệnh viện, người dân nên làm gì?

Sáng nay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông báo tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh từ 16/6 và chưa có thời gian hoạt động trở lại. Tính từ ngày 27/4 đến nay, TP HCM đã ghi nhận 961 bệnh nhân Covid-19, xếp thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh. Ổ dịch lớn nhất liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng cơ bản đã được kiểm soát.

Tuy nhiên, dịch có diễn biến phức tạp khi xuất hiện nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Đặc biệt, dịch đã xâm nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

'Hạn chế đến bệnh viện ở TP HCM nếu chưa thực sự cần thiết'

Trước đó, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP.HCM ghi nhận số lượng ca mắc mới tăng nhanh (kỷ lục là ngày 13/6 với 95 bệnh nhân). Đặc biệt, dịch đã xâm nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Qua sự việc không đáng tiếc ở Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khuyến cáo:

"Nếu chưa thực sự cần thiết, người dân nên hạn chế đến cơ sở y tế. Bởi điều đó là nguy cơ, ảnh hưởng việc phòng, chống dịch".

Giải thích về nguyên nhân lây nhiễm trong cơ sở y tế, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho biết:

Thêm ca mắc COVID-19, TP Vinh khẩn cấp phong tỏa và tìm người

"Khi dịch xuất hiện trong cộng đồng, người dân trước sau cũng đến cơ sở y tế. Do đó, việc xuất hiện ca nhiễm ở bệnh viện là điều Sở Y tế TP.HCM quan tâm tư những ngày đầu bùng phát dịch".

Như tin Sputnik đã đưa sáng nay, ca nhiễm thứ 2 ở TP Vinh (Nghệ An) có lịch sử di chuyển phức tạp, từng đến khám tại khoa Tai mũi họng BV đa khoa TP Vinh và Bệnh viện đa khoa Cửa Đông. Có thể nói tâm lý người dân khi có các triệu chứng giống với bị nhiễm Covid-19 đều đến ngay bệnh viện hoặc cơ sơ y tế để khám, chữa bệnh mà chưa ý thức nguồn lây nhiễm có thể bắt đầu tại những nơi này.

Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cũng khẳng định ngay từ đầu, ngành y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám sàng lọc, phân luồng và đưa người nghi ngờ vào phòng cách ly tạm thời để test nhanh và xét nghiệm khẳng định để phát hiện sớm, ông đánh giá:

"Trong thời gian qua, các cơ sở y tế làm rất tốt điều này. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bài học sâu sắc, từ nhân viên ở bệnh viện lây nhiễm cộng đồng và xâm nhập vào cơ sở y tế, sau đó lây nhiễm cho đồng nghiệp. Ngành y tế cũng rút kinh nghiệm sâu sắc qua các bài học này".

Trước Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cũng có nhân viên nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Q.Tân Phú (5 nhân viên), Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn (1 nhân viên).

Thảo luận