Liệu 18 Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN có cùng chung tiếng nói về Biển Đông?

HÀ NỘI (Sputnik) - Tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 8 vào sáng 16/6, Thượng tướng Phan Văn Giang đề cập vấn đề an ninh biển và Biển Đông.
Sputnik

'Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông'

Đây là lần đầu tiên tham dự ADMM+ với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang chia sẻ với đánh giá của các đồng nghiệp về tình hình an ninh khu vực, ông nói:

"Chúng ta đều có chung nhận định, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chính, song vẫn còn đó những nguy cơ hiện hữu từ các mối đe dọa an ninh cả truyền thống và phi truyền thống".

Khi nhắc đến vấn đề an ninh biển, Thượng tướng khẳng định:

"Chúng ta không thể không nhắc tới Biển Đông vì vị trí quan trọng của nó trong chuỗi cung ứng toàn cầu".
Liệu 18 Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN có cùng chung tiếng nói về Biển Đông?

Do vậy, các bên liên quan phải cùng nhau thúc đẩy những gì đã thống nhất, đưa ra những giải pháp phù hợp để đảm bảo lợi ích hợp pháp của tất cả các bên. Vấn đề nào liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến nhiều nước thì giải quyết đa phương. Thượng tướng Phan Văn Giang nêu rõ.

"Việt Nam cho rằng tất cả các bên liên quan cần phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, đồng thời cần phải sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất".

Ông nhấn mạnh các lực lượng hoạt động trên biển của các quốc gia phải hết sức kiềm chế, không có những hành động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp dưới mọi hình thức. Việc tiếp tục thực hiện đầy đủ và toàn bộ Tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 là việc làm cần hơn bao giờ hết vào lúc này. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam nói:

Lãnh đạo cấp cao Quân đội ASEAN làm gì để tránh tính toán sai lầm ở Biển Đông?

"Và chúng ta cũng cần phải đối xử nhân đạo với ngư dân trong bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào trên biển".

Chia sẻ tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) với các đồng nghiệp, ông nói thêm:

"Làm được điều này, sẽ khẳng định rằng chúng ta là những nhà lãnh đạo quốc phòng vì hòa bình".

Ý tưởng về một cơ chế hợp tác giữa 18 Bộ trưởng Quốc phòng

Trên thực tế, ý tưởng về một cơ chế hợp tác giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các đối tác đã xuất hiện từ năm 2006. Năm 2010, ý tưởng ấy lần đầu tiên được hiện thực hóa tại Hà Nội với tên gọi: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+).

Từ việc được tổ chức 3 năm một lần, đến nay ADMM+ diễn ra thường niên và đã trải qua 8 Hội nghị. ADMM+ lần thứ 2 được tổ chức tại Brunei, lần thứ 3 tại Malaysia, lần thứ 4 tại Philippines, lần thứ 5 tại Singapore, lần thứ 6 tại Thái Lan, lần thứ 7 tại Việt Nam và lần thứ 8 tổ chức trực tuyến do ảnh hưởng của Covid-19.

Tướng Vịnh: Mất Biển Đông là có tội, Việt Nam không có ý định nhượng bộ Trung Quốc

Sau gần 4 giờ làm việc sáng nay tại hội nghị, ADMM+ đã ra tuyên bố chung của 18 Bộ trưởng Quốc phòng. Trong đó, để ứng phó với các thách thức an ninh biển cũng như xử lý các vấn đề trên biển trong khu vực, các nước ADMM+ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn và tự do hàng hải, hàng không.

Qua đó, 18 Bộ trưởng Quốc phòng thống nhất sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ngoài ra, tuyên bố chung ghi nhận các thách thức an ninh chưa có tiền lệ mà khu vực và thế giới phải đối mặt, cũng như những hệ quả của các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên. Đó là an ninh mạng xuyên biên giới; các mối đe dọa về hóa học, sinh học và phóng xạ, khủng bố; tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, bao gồm đại dịch Covid-19 cũng như thiên tai.

Thảo luận