Trung Quốc có đang lấn át người Mỹ ở Trung Đông?

Quân đội Mỹ lo ngại Bắc Kinh và Moskva có thể thế chỗ họ ở Trung Đông.
Sputnik

"Trung Quốc đang để mắt đến Trung Đông", "Hợp đồng trị giá 400 tỷ USD để gia tăng ảnh hưởng", "Người Nga và người Trung Quốc sẽ xơi bữa trưa của chúng ta" - đó là những tiêu đề trên báo Mỹ. Có những lý do để lo ngại: Trung Quốc là khách hàng mua dầu mỏ chính của Trung Đông, là đối tác kinh tế lớn nhất của nhiều nước, và nếu không có Nga thì không thể giải quyết được các vấn đề chính trị. Nhưng liệu những nước này thực sự có khả năng lật đổ Hoa Kỳ hay không, theo phân tích của Sputnik.

Tại sao Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao ở Trung Đông?

Thay đổi sự quan tâm

Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, Tướng Frank Mackenzie, trong chuyến công du Trung Đông gần đây, đã dự đoán:

“Khoảng trống sau khi chúng ta rời đi sẽ bị Nga và Trung Quốc lấp đầy”.

Washington sắp chuyển trọng tâm sang Đông Á. Điều này đi ngược lại lợi ích của Arabia Saudi, những người dựa vào Washington để chống lại phiến quân Houthi, Mackenzie nói.

Theo vị tướng, Bắc Kinh có các mục tiêu dài hạn trong việc mở rộng sức mạnh kinh tế và thiết lập các căn cứ quân sự trong khu vực. Nga thì sẵn sàng bán hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác.

“Tôi hoàn toàn đồng ý Trung Quốc là một mối đe dọa mà chúng ta cần tập trung vào. Đồng thời, chúng ta là một cường quốc toàn cầu và cần phải suy nghĩ tầm cỡ toàn cầu”, Mackenzie nói.

Sự hồi sinh của Trung Quốc

Giới quân sự có lẽ lo lắng về chuyến công du gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ở Trung Đông. Vào tháng 4, ông đến thăm Arabia Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Bahrain, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đó ông đã đề cập đến cuộc xung đột Palestine-Israel, về Syria, Libya, Yemen, và những bất đồng giữa các quốc gia khác của vùng Vịnh Ba Tư.

Nga và Trung Quốc có thể thế chỗ Hoa Kỳ ở Trung Đông

Ngoại trưởng thậm chí còn đưa ra các đề xuất cụ thể - điều chưa từng xảy ra trước đây. Ví dụ, Trung Quốc sẵn sàng trở thành một nền tảng cho đối thoại đa phương về cơ chế đảm bảo an toàn cho các cơ sở dầu khí và các tuyến đường vận tải biển. Ngoài ra, Vương Nghị cảm ơn các nước Ả Rập đã không can thiệp vào công việc nội bộ CHND Trung Hoa và ủng hộ "các biện pháp chống khủng bố" ở Khu tự trị Tân Cương (Nhà Trắng thì gọi đây là tội ác diệt chủng các dân tộc Hồi giáo).

Một thỏa thuận đã được ký với Tehran về việc cung cấp dầu trong 25 năm. Dù thông tin chi tiết không được tiết lộ, tuy nhiên Trung Quốc đã sẵn sàng đầu tư 400 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng của Iran, mà người ta biết được từ một năm trước nhờ rò rỉ bản dự thảo của tài liệu.

Có rất ít thông tin về khoản đầu tư của Quỹ Tài chính Chủ quyền Abu Dhabi vào SenseTime  - doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc,  đang phát triển hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Hợp tác với CHND Trung Hoa trong những lĩnh vực như vậy không làm người Mỹ thích thú, những người lo ngại Bắc Kinh đang truyền bá "những tiện ích độc tài".

Tuy nhiên, Iran không phải là đối tác chính của CHND Trung Hoa trong khu vực. Saudi Arabia và Iraq đang đi trước Tehran về nguồn cung cấp dầu, thương mại, đầu tư trực tiếp và mua vũ khí. Doanh số bán vũ khí của Trung Quốc sang Trung Đông, mặc dù không cao bằng Mỹ nhưng đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Kinh nghiệm thảm hại của Hoa Kỳ

Trung Quốc đã thâm nhập vào các thị trường truyền thống của Mỹ, Vasily Kashin, người đứng đầu bộ phận của Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện về Châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

"Arabia Saudi đã trở thành khách hàng mua vũ khí lớn của Trung Quốc, chủ yếu là máy bay không người lái, họ thậm chí còn khởi động dự án nhà máy lắp ráp. Trung Quốc đã từng cung tên lửa đạn đạo một cách hạn chế, và bán cả pháo và xe bọc thép", ông nói.

Mặc dù Bắc Kinh là đối tác kinh tế chính của nhiều nước trong khu vực và có căn cứ ở Djibouti, nhưng Trung Quốc vẫn chưa đạt đến vai trò như Hoa Kỳ và Nga về mặt quân sự.

Lầu Năm Góc đe dọa ngăn Trung Đông hợp tác với Nga và Trung Quốc

Và Trung Quốc khó hợp tác với Trung Đông hơn là với châu Phi, chuyên gia cho biết.

"Ở đó (châu Phi), họ có thể cứng rắn bảo vệ lập trường của mình. Ngay cả Iran, quốc gia đang bị cô lập, cũng phá vỡ các thỏa thuận khi Bắc Kinh không thực hiện nghĩa vụ của mình", ông nhận xét.

Sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc khiến người Mỹ khó chịu, nhưng họ không thể thay đổi được gì, theo Ruslan Mammadov — phụ trách các dự án Trung Đông tại Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga.

"Trong thực tế hiện nay, trật tự khu vực và thế giới đang thay đổi, mọi người đều phải thỏa hiệp", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
"Nhận thức về Trung Quốc của các quốc gia Trung Đông là khá tích cực. Họ hiểu Mỹ là bá chủ trong nhiều thập kỷ, điều này đã trói chặt bàn tay của nhiều người, - Mammadov lập luận. - Ví dụ như Iraq, quốc gia sở hữu một trong những đội quân mạnh nhất trong khu vực, nhưng đất nước đang chìm trong hỗn loạn".

Mặt khác, tuyên bố của các đại diện Lầu Năm Góc không nên được coi là lời kêu gọi hành động nghiêm túc, đặc biệt khi người Mỹ ở Trung Đông vẫn đang hợp tác với Nga, chuyên gia này cho biết thêm.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ không lạm dụng sức mạnh quân sự ở Trung Đông

Mackenzie không nói ra điều gì mới mẻ, theo Maxim Suchkov - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại IMI MGIMO, tin tưởng như vậy.

"Sự hiện diện ở Trung Đông trên quy mô trước đây đã tạo gánh nặng cho Washington, nhưng những nỗ lực của Barack Obama và Donald Trump nhằm tối ưu hóa điều này đã vấp phải sự phản kháng từ quân đội, -  ông nhớ lại, - Ngoài ra còn có tính cá nhân của giới chuyên nghiệp ở đây: Bộ chỉ huy Trung tâm theo truyền thống luôn là tâm điểm của các hoạt động quân sự lớn nhất của Mỹ và các chỉ huy không muốn nhường quyền lãnh đạo trong nội bộ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, điều này là do logic của việc kiềm chế Trung Quốc. Do đó, các nỗ lực nhằm thể hiện tầm quan trọng của giới lãnh đạo đối với Trung Đông thông qua chủ đề quan trọng về mặt chiến lược là đối đầu với Trung Quốc và Nga".

Trên thực tế, cả Bắc Kinh và Moskva đều không có tham vọng hay nguồn lực để thống trị theo "phong cách Mỹ", người đối thoại cho biết.

"Trong thế giới hiện đại, điều này thậm chí còn không cần thiết: trên thực tế, kinh nghiệm của Mỹ cho thấy sự hiện diện quân sự quy mô lớn không tự động mang lại thành công trong chính sách đối ngoại", Suchkov giải thích.
Thảo luận