Việt Nam lên tiếng: "không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột ở Yemen"

HÀ NỘI (Sputnik) - Đây là phát biểu của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Đặng Đình Quý tại Liên Hợp Quốc. Đồng thời, Việt Nam kêu gọi các bên chấp nhận đề xuất hòa bình cho Yemen
Sputnik

Yemen đang đứng trước nhiều thách thức

Ngày 15/6, tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thảo luận về tình hình Yemen với sự tham dự của Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Yemen Martin Griffiths, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock và bà Najiba Al Naggar, đại diện một tổ chức chính trị xã hội ở Yemen.

Việt Nam và thành viên HĐBA kêu gọi các bên tại Mali kiềm chế

Qua đó, các nỗ lực ngoại giao con thoi của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế thời gian qua nhằm thúc đẩy các bên đồng ý với đề xuất hoà bình do Liên hợp quốc dẫn dắt nhằm chấm dứt chiến tranh tại Yemen. Các ý kiến cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc giao tranh gần đây, đặc biệt tại Marib và Houdaydah, gây nhiều thương vong cho dân thường, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

Tình hình kinh tế, nhân đạo xấu đi cùng với dịch COVID-19 và tình trạng mất an ninh lương thực tiếp tục là những thách thức mà Yemen đang phải giải quyết. Đồng thời, các nước thành viên HĐBA LHQ nhắc lại lời kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn quốc, mở cửa sân bay quốc tế Sana’a và dỡ bỏ hạn chế đối với các tàu chở dầu ở cảng Houdaydah, tạo xung lực cho việc nối lại đối thoại chính trị giữa các bên.

Về vấn đề tàu chở dầu Safer ngoài khơi Yemen, các báo cáo viên nhắc lại lời kêu gọi Ansar Allah sớm đồng ý cho Nhóm chuyên gia Liên hợp quốc tiếp cận tàu để triển khai nhiệm vụ. Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án các cuộc tấn công vào dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Việt Nam Ấn Độ tăng hợp tác quân sự: Hà Nội có mua tên lửa, vũ khí của New Delhi?

Các nước kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự, thúc đẩy các nỗ lực giải quyết những thách thức nêu trên, trong đó nhấn mạnh không cản trở nhân đạo, thực hiện bảo vệ thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các nước cũng kêu gọi các bên tại Yemen thực hiện Hiệp định Stockholm và Riyadh. Một số nước kêu gọi tăng cường can dự, gây sức ép, thúc đẩy Ansar Allah hợp tác với Liên hợp quốc giải quyết vấn đề tàu Safer.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý chia sẻ với quan điểm của các nước Hội đồng Bảo an rằng không có giải pháp quân sự cho xung đột ở Yemen. Đại sứ nhấn mạnh giải pháp duy nhất là các bên chấm dứt các hành động thù địch và kêu gọi các bên nỗ lực hợp tác với Đặc Phái viên Martin Griffiths, các đối tác khu vực và cộng đồng quốc tế hướng tới việc chấp nhận đề xuất hòa bình cho Yemen do Liên hợp quốc dẫn dắt.

Đại sứ hoan nghênh một số cải thiện trong hoạt động nhân đạo so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng cho rằng nỗ lực hơn nữa để bảo đảm các chương trình nhân đạo diễn ra thông suốt và ổn định. Đại diện Việt Nam cũng thúc giục các bên đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định Stockholm và Hiệp định Riyadh với vai trò trung gian của Liên hợp quốc.

Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế không để nạn đói xảy ra ở Ethiopia

Cũng trong cuộc họp ngày 15/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc  đã tổ chức phiên đối thoại tương tác không chính thức về tình hình nhân đạo tại Ethiopia. Tham dự cuộc họp có Phó Tổng Thư ký kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc Mark Lowcock, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley và Cao ủy phụ trách Quản lý Rủi ro Thiên tai của Ethiopia Ato Mitiku Kassa.

Việt Nam yêu cầu Đài Loan ngừng diễn tập trái phép ở Trường Sa

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý hoan nghênh nỗ lực của chính phủ Ethiopia trong tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) và các đối tác khác. Tuy nhiên, ông cho rằng việc tiếp cận và bảo đảm viện trợ nhân đạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt ở khu vực Tây Bắc và Nam Tigray.

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hiện có 33.000 trẻ em suy dinh dưỡng nghiêm trọng, ở các khu vực không thể tiếp cận ở Tigray, có nguy cơ tử vong cao. Đại sứ nhấn mạnh rằng cuộc xung đột đã có tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp lương thực cho người dân Ethiopia, dẫn đến nguy cơ bùng phát nạn đói.

Đại sứ kêu gọi tất cả các bên liên quan tham gia đối thoại toàn diện với tinh thần thiện chí và xây dựng, cũng như thực hiện nghĩa vụ theo luật nhân đạo. Đại diện Việt Nam cũng cho rằng cộng đồng quốc tế, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần tiếp tục hỗ trợ vai trò của các nước láng giềng và các tổ chức khu vực, đặc biệt là Liên minh Châu Phi và Cơ quan liên chính phủ về phát triển Châu Phi, trong tìm kiếm giải pháp hòa bình cuối cùng cho cuộc xung đột tại Tigray.

Đại sứ nhắc lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với người dân Ethiopia trong các nỗ lực hướng đến hòa bình, ổn định và phát triển, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ethiopia.

Thảo luận