Đại dịch COVID-19

Trên 80 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, 'TP.HCM cần được ưu tiên cấp vaccine'

HÀ NỘI (Sputnik) - TP.HCM là địa phương có số lượng bệnh nhân mới cao thứ 2 cả nước (sau Bắc Giang). Ngoài các trường hợp thuộc diện F1, thành phố có thêm 2 ca bệnh chưa rõ nguồn lây.
Sputnik

Sáng 17/06: TP HCM 45 ca nhiễm Covid-19

Theo bản tin lúc 6h ngày 17/6 của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 158 bệnh nhân trong nước. Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là Bắc Giang (87), TP.HCM (45), Tiền Giang (11), Bình Dương (7), Bắc Ninh (6), Lạng Sơn (1), Hà Tĩnh (1). Trong đó, 156 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

Liệu Hà Nội đã đủ an toàn để nới lỏng một số dịch vụ?

Bắc Ninh: Các ổ dịch có thêm bệnh nhân là khu công nghiệp Quế Võ (4), khu công nghiệp Khắc Niệm (1), Đại Phúc (1).

Bắc Giang: Các bệnh nhân đều được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại các khu công nghiệp.

Bình Dương: Những người này thuộc diện F1, đã được cách ly.

Lạng Sơn: Nữ bệnh nhân, 42 tuổi, địa chỉ tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn; liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang), đã được cách ly.

TP.HCM: 29 ca là các trường hợp F1, 14 ca liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 2 ca đang điều tra dịch tễ.

Hà Tĩnh: Nữ bệnh nhân, 26 tuổi, địa chỉ tại huyện Nghi Xuân, là F1 của BN11440. Chị đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Tiền Giang: 10 ca liên quan ổ dịch xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy; 1 ca liên quan BN9754, đã được cách ly.

Trưa 16/06: TP HCM thêm 35 ca nhiễm Covid-19, Chính phủ cho phép tự tìm nguồn vaccine

Liên tiếp 4 ngày gần đây, số ca mắc tại TP HCM đều trên 80 ca. Tổng số ca nhiễm tại TP HCM vượt mốc 1.000, xếp thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP HCM, cho biết tình hình dịch tại thành phố còn đang rất phức tạp và có nhiều điểm khác biệt so với Bắc Giang, Bắc Ninh.

Tổ thường trực tại TP HCM đã trao đổi các vấn đề phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở thành phố. Mục tiêu là cố gắng trong 2-3 tuần tới có thể khống chế được dịch Covid-19 trên địa bàn. Thứ trưởng cho biết 2 tuần tới vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, không để virus lây nhiễm và lây lan trong cộng đồng, đây sẽ là cơ hội tiên quyết để hoàn tất khống chế dịch.

Ngược lại, nếu chúng ta không tận dụng được 2 tuần này, cơ hội qua và việc kiểm soát dịch càng vất vả hơn.

TP HCM là địa phương được nhận nhiều liều vaccine nhất cả nước

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19 tại TP HCM, cho biết Bộ đã chuyển khẩn cho thành phố 800.000 liều vaccine để mở rộng chiến dịch tiêm chủng. Thứ trưởng Sơn cũng cho biết TP HCM cần sớm triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động, công nhân tham gia sản xuất để đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng. Ông nhấn mạnh:

Việt Nam ‘chạy’ chiến dịch vaccine lớn nhất lịch sử, huy động cả Quân đội

"Ngoài các trường hợp được ưu tiên theo quy định, thời gian tới, TP.HCM cần tập trung tiêm vaccine cho các công nhân, người lao động ở khu công nghiệp".

TP HCM là địa phương được ưu tiên phân bổ số lượng vaccine lớn nhất cả nước. Ông đề nghị thành phố sớm đẩy nhanh công tác tiêm chủng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Thứ trưởng cũng đánh giá TP.HCM có năng lực tiếp nhận vaccine Covid-19 cao nhất cả nước. Với 800.000 liều, các kho chứa của Viện Pasteur TP HCM có năng lực tiếp nhận, bảo quản số vaccine này.

Ngoài ra, để triển khai tiêm chủng rộng rãi, thành phố có thể huy động lực lượng quân đội, đại học y, bệnh viện từ Trung ương đến địa phương và các trạm y tế phường, xã. Ngoài ra, ngành y tế cần sẵn sàng tổ chức các điểm lưu động để đảm bảo triển khai tiêm vaccine trong thời gian ngắn nhất.

Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết trong thời gian tới, khi TP.HCM được Chính phủ thông qua cơ chế tự quyết về vaccine, số lượng được nhập về có thể rất lớn. GS Lân nói:

“Thành phố cần tính toán đến kế hoạch tiêm chủng cho toàn dân trong thời gian sớm nhất để đạt được độ bao phủ miễn dịch trong cộng đồng. Trước đó, thành phố cần tính phương án tổ chức, tiếp nhận, bảo quản thật tốt, không gây tình trạng quá tải”.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Tiền chúng ta không thiếu, chỉ thiếu nguồn cung vaccine'

Về nguồn cung ứng vaccine Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định:

"Cơn khát" vaccine từ doanh nghiệp Việt và mong muốn được tiếp cận nguồn cung

“Trong thời điểm hiện nay, tôi nghĩ tiền chúng ta chưa chắc thiếu, hay doanh nghiệp nhập khẩu chúng ta cũng không thiếu, mà vấn đề là chỉ thiếu nguồn cung cấp”.

Ông cho biết vaccine ngừa Covid-19 đang được phân bổ theo nguyên tắc đảm bảo công bằng cho tất cả quốc gia. Do đó, doanh nghiệp nếu tiếp nhận vaccine thì chỉ có số lượng nhỏ lẻ. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết TP.HCM cần sớm triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người lao động, công nhân tham gia sản xuất để đạt hiệu quả miễn dịch cộng đồng. Thứ trưởng Sơn nhận định thêm:

"Con đường chính thống nhập khẩu vaccine về Việt Nam vẫn là nguồn viện trợ từ Tổ chức COVAX Facility. Cơ chế này được thiết lập nhằm đảm bảo cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19. Hoặc nguồn cung từ doanh nghiệp thông qua cam kết của Chính phủ. Nếu doanh nghiệp tự chủ thì vẫn có được vaccine nhưng số lượng rất nhỏ".

Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng cho biết khi tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nhập vaccine về nước phải tuân thủ quy định pháp luật, trong đó có quy định về xuất nhập khẩu vaccine, kho lưu trữ trên lãnh thổ Việt Nam. Các trường hợp được tiêm chủng đều phải tuân theo quy định của Chính phủ. Do đó, chúng ta có thể giải quyết việc tự chủ tìm nguồn cung vaccine trên địa bàn một thành phố, còn trên toàn quốc, việc này phải thông qua điều phối của Bộ Y tế.

'Cần để dân biết, dân bàn lộ trình tiêm vaccine COVID-19'

Chuyên gia về dịch tễ cho biết vaccine luôn là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus, đặc biệt ở địa phương dễ xảy ra bùng phát dịch bệnh như TP.HCM. Hiện tại, việc phân bổ vaccine cho thành phố khá thấp so với tỷ lệ dân số. Trong khi đó, thành phố có đủ năng lực tiếp nhận, vận chuyển, lưu trữ và phân phối vaccine.

Hiện tại, sau 3 đợt phân bổ vaccine Covid-19 theo kế hoạch của Bộ Y tế, TP.HCM tiếp nhận hơn 140.000 liều. Số lượng người được tiêm chủng là hơn 74.000. Thành phố có 7,2 triệu dân từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, tỷ lệ người trong độ tuổi này được tiêm chủng ở TP.HCM là 1,03%.

Thảo luận