Theo ông, trong việc phát triển và sản xuất vắc xin, ánh sáng cuối đường hầm đã ló dạng, nhưng cần tạo điều kiện để tiêm chủng một cách rộng rãi sớm nhất có thể.
"Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn chưa nhận được liều thuốc nào. Vắc xin chống COVID-19 cần được coi là hàng hóa chung toàn cầu. Thế giới cần hợp tác để sản xuất và phân phối đủ vắc xin cho tất cả mọi người, có nghĩa là năng lực sản xuất toàn cầu hiện có ít nhất phải tăng lên gấp đôi” – ông Guterres nêu rõ bài viết dành cho tạp chí "Ngoại giao và Thực hành" của Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, sẽ được xuất bản vào tháng Bảy.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảm ơn LB Nga đã thực hiện nghiên cứu, phát triển vắc xin và cám ơn Nga đã đưa ra "đề nghị hào phóng cung cấp vắc xin cho các nhân viên Liên hợp quốc". LHQ cũng đang đối mặt với đại dịch thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 và kêu gọi xóa nợ khi cần thiết để các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới có khả năng thanh khoản và có ngân sách để giải quyết khủng hoảng COVID-19, ông Guterres nói.
"Chúng tôi tập trung vào sự phục hồi kinh tế, sẽ giúp loại bỏ những bất bình đẳng và yếu kém đã bộc lộ một cách rõ rệt bởi đại dịch. Đó là những nguyên nhân gây ra bất ổn toàn cầu, tâm trạng bất mãn và căng thẳng xã hội. Phục hồi kinh tế là cơ hội để thiết kế lại tương lai của chúng ta" - ông Guterres nói thêm.
Cơ chế quốc tế COVAX
COVAX là cơ chế quốc tế, được tạo ra với sự tham gia của WHO, theo đó các quốc gia có thu nhập cao trả tiền mua vắc xin, giúp đỡ các quốc gia được tài trợ. Mục tiêu của cơ chế là đẩy nhanh việc phát triển và sản xuất vắc xin chống COVID-19, đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. COVAX có kế hoạch tiêm vắc xin cho 20% dân số ở 92 quốc gia nghèo nhất.