Trung Quốc nhìn thấy khả năng vượt Hoa Kỳ về chip

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Liu He sẽ giám sát việc phát triển công nghệ sản xuất chip thế hệ thứ ba. Như tin đưa của các phương tiện truyền thông phương Tây, nhiệm vụ của Liu He sẽ là soạn thảo kế hoạch hỗ trợ tài chính và chính sách thích hợp để kích thích ngành công nghiệp này.
Sputnik

Chính thức, các nhà chức trách CHND Trung Hoa không xác nhận hay phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên, việc Liu He được lựa chọn để đảm đương việc này có vẻ hợp lý.

Ông luôn được giao nhiệm vụ giám sát các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách kinh tế của Trung Quốc. Cụ thể, kể từ năm 2017, Liu He đứng đầu Ủy ban Ổn định Tài chính và Phát triển thuộc Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Kể từ năm 2018, Liu He cũng đã lãnh đạo Nhóm quản lý nhỏ về Phát triển KH&CN. Nhiệm vụ chính của nhóm là phát triển các biện pháp thích hợp nhằm kích thích đổi mới trong nước và đạt được sự độc lập trong các công nghệ cơ bản. Cuối cùng, Liu He là nhà đàm phán chính từ phía Trung Quốc trong các tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trung Quốc hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra các công nghệ cơ bản của riêng mình

Đây là trọng tâm của kế hoạch 5 năm mới về sự phát triển của CHND Trung Hoa. Trong việc sản xuất chip cũng như thiết bị và phần mềm để sản xuất chip, Trung Quốc hiện tại phụ thuộc vào các nhà cung cấp châu Âu và Mỹ. Ví dụ, mặc dù Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ chip chính, với lượng nhập khẩu hơn 300 tỷ USD mỗi năm, tuy nhiên cho tới hiện tại thì các chuỗi cung ứng được sắp xếp theo cách như sau: để sản xuất chíp cần sử dụng thiết bị của châu Âu và Nhật Bản, trong khi công nghệ và phần mềm do Mỹ cung cấp. Việc sản xuất chip ở quy mô công nghiệp chỉ được thực hiện bởi một số nhà thầu, trong đó có TSMC.

Chuyên gia: Hoa Kỳ khó có thể cấm hoàn toàn việc bán chip cho Trung Quốc

Sau khi quan hệ với Mỹ bước vào giai đoạn đối đầu gay gắt về công nghệ, Washington đã hạn chế các công ty Trung Quốc về khả năng mua chip, thậm chí sản xuất chip bên ngoài nước Mỹ dựa trên các phát triển của chính mình. Xét cho cùng, về nguyên tắc, Hoa Kỳ đã cấm các quốc gia khác sử dụng công nghệ của Mỹ để sản xuất chip tiên tiến nhất cho Trung Quốc. Như vậy là Washington lại một lần nữa sử dụng phương thức yêu thích của mình - quyền tài phán dài hạn để gây áp lực lên cả Trung Quốc và các đối tác của họ. Trong mọi trường hợp, trong bối cảnh quan hệ xấu đi với phương Tây, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu đối với Trung Quốc là thay thế nhập khẩu.

Trung Quốc nhìn thấy khả năng vượt Hoa Kỳ về chip

Về chip truyền thống, Trung Quốc vẫn kém các thủ lĩnh của lĩnh vực này

Ví dụ, Trung Quốc có thể sản xuất chip theo quy trình công nghệ 14 Nm, trong khi TSMC đã làm chủ quy trình công nghệ 5 Nm. Tất nhiên, Trung Quốc đang đầu tư nguồn lực lớn và cố gắng bắt kịp các quốc gia khác, bao gồm cả việc thu hút các kỹ sư và chuyên gia từ TSMC, Samsung, v.v. Nhưng những thủ lĩnh trong ngành cũng không ngồi yên một chỗ. Riêng TSMC đã đầu tư gần 4 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển trong năm ngoái. Trung Quốc sẽ khó bắt kịp việc sản xuất chip truyền thống với những nhà sản xuất đã tích lũy năng lực trong nhiều năm. Tuy nhiên, chip thế hệ mới có cơ hội tốt, như nhận định của Xu Canhao, giáo sư tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Đại học Baptist Hồng Kông Xu Canhao, mà ông chia sẻ với Sputnik.

Khi nào Trung Quốc lọt vào nhóm các nước dẫn đầu thế giới về sản xuất bộ xử lý?

Trước hết, thế hệ chip thứ ba khác biệt ở vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất. Nếu như hiện tại chip được sản xuất trên nền silicon, thì chip thế hệ thứ ba sẽ được sản xuất, ví dụ, dựa trên gallium nitride. Những con chip như vậy cung cấp tần số hoạt động cao, nhưng có công suất đầu ra thấp do đặc thù của vật liệu sản xuất. Việc sử dụng nitrua bán dẫn làm tăng khả năng chống chịu với nhiệt độ cao và các tác động bên ngoài. Hiện nay viễn thông phát triển theo hướng tăng dải tần, vì tần số càng cao thì tốc độ truyền dữ liệu càng cao, cho nên sự phát triển của những con chip như vậy đang trở thành một hướng ngày càng có triển vọng.

Tất nhiên, các quốc gia khác cũng đang cố gắng nghiên cứu công nghệ sản xuất chip thế hệ thứ ba. Năm ngoái, công ty NXP Semiconductors của Hà Lan thông báo rằng họ đã khởi động một nhà máy sản xuất chip dựa trên nền gallium nitride ở Arizona. Ngoài ra, SkyWorks Solutions Inc và Qorvo Inc. của Mỹ đang dần tìm cách sản xuất các chip tương tự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Trung Quốc có mọi cơ hội, ít nhất là để cùng bước ngang hàng với các công ty khác, vì hiện nay vẫn chưa có ai làm chủ được hoàn toàn công nghệ chip thế hệ thứ ba. Biết đâu Trung Quốc còn có khả năng vượt qua đối thủ nào đó ở những khúc cua, chuyên gia Xu Canhao nêu ý kiến.

“Chiến tranh lạnh công nghệ” với Trung Quốc sẽ kết thúc thế nào?

Thực tiễn cho thấy rằng Trung Quốc thực sự có thể chiếm vị trí dẫn đầu về công nghệ mới. Ví dụ, nếu về động cơ đốt trong, Trung Quốc đang tụt hậu một cách vô vọng so với các đối thủ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, thì ngược lại, về pin lưu trữ - trái tim của xe điện – Trung Quốc lại đang dẫn đầu. CATL - nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc chiếm gần 30% sản lượng pin toàn cầu và nói chung, Trung Quốc sản xuất hơn một nửa sản lượng toàn cầu của các sản phẩm này. Trung Quốc đã đi trước trong các công nghệ truyền thông thế hệ thứ năm. Nước này chiếm hơn một phần ba tổng số bằng sáng chế về 5G và về số lượng trạm phát, là một thủ lĩnh vững vàng trên thế giới. Tính đến tháng 5 năm nay, tại Trung Quốc có 819 nghìn trạm gốc 5G đang hoạt động, chiếm 70% tổng lượng toàn cầu.

Trung Quốc sẵn sàng mở hầu bao

Các nhà chức trách CHND Trung Hoa không tiếc nguồn lực hành chính và tài chính để Trung Quốc đạt được thành công trong việc phát triển chip. Năm 2020, tin đưa rằng Trung Quốc sẵn sàng chi 1,4 nghìn tỷ USD cho đến năm 2025 để phát triển cơ sở hạ tầng mới và công nghệ tiên tiến. Việc phát triển các công nghệ của riêng mình và tiến về phía trước trong chuỗi giá trị toàn cầu giờ đây không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa về địa chính trị. Và trong trường hợp này, hệ thống huy động các nguồn lực của cả nước giúp đạt được các mục tiêu đã ấp ủ. Khi bắt đầu chương trình “hai quả bom, một vệ tinh”, rất ít người tin vào thành công của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đã phóng taikonauts và đang xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình. Năm nay, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Nga và Mỹ hạ cánh thành công tàu thăm dò lên sao Hỏa.

Thảo luận