Đại dịch COVID-19

Việt Nam chống dịch Covid-19: khi Chính phủ lắng nghe phản ánh từ người dân

HÀ NỘI (Sputnik) - Mỗi giai đoạn chống dịch Covid-19, Việt Nam đều trải qua những khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam luôn kịp thời xử lý, khắc phục vấn đề nhanh nhất để góp phần làm nên thành công của "cuộc chiến chống giặc Covid-19".
Sputnik

Quỹ vaccine - nơi Thủ tướng gửi gắm nhiều thông điệp

Ngày 30/05 - gần một tháng sau khi đợt dịch lần 4 tại Việt Nam bùng phát, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký tờ trình gửi Chính phủ về việc thành lập Quỹ vaccine, theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Dựa trên dự kiến mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người của Bộ Y tế, Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng.

Những thông điệp được Thủ tướng gửi gắm thông qua "Quỹ vaccine"

Ngay sau đó vào tối ngày 05/06 đã diễn ra buổi lễ ra mắt chính thức của Quỹ vaccine. Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những phát biểu đầy tâm huyết sau tới người dân Việt Nam và những "mạnh thường quân" đóng góp vào Quỹ.

Đồng thời, theo ban quản lý quỹ, cơ quan quản lý đã mở 12 tài khoản do quỹ vaccine phòng Covid-19 đứng tên, cho 3 loại tiền VND, USD, EUR tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và 3 ngân hàng thương mại gồm BIDV, Vietcombank và HDBank.

Tính đến cuối ngày 6/6, tổng số tiền và hiện vật quy đổi các tổ chức, cá nhân cam kết đóng góp cho quỹ vaccine phòng Covid-19 là 5.666,66 tỷ đồng, trong đó, số đã chuyển là 1.299 tỷ. Theo đó, tính đến 17h ngày 6/6, tổng số tiền và hiện vật quy đổi mà các tổ chức, cá nhân đã đóng góp và cam kết đóng góp là 5.666,66 tỷ đồng. Trong đó, quỹ đã nhận được tổng cộng 1.299 tỷ đồng giá trị quy đổi, bao gồm cả ngoại tệ quy đổi.

Thực hiện quy định tại Thông tư số 41/2021 của Bộ Tài chính, ban quản lý quỹ sẽ công khai số dư quỹ và danh sách các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ quỹ hàng ngày.

Tiêm chủng vaccine - nhanh, kịp thời, đúng đối tượng

Nếu như trước đó, Bộ Y tế công bố danh sách 11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 ngay khi vắc xin về Việt Nam. Đây là hướng dẫn tại Quyết định 1210/2021 được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành ngày 9/2/2021.

Sáng 27/05: tình hình dịch Covid-19, Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ được phân bổ mỗi tỉnh 150.000 liều vaccine

Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp tại hai ổ dịch Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị tăng cường lực lượng giám sát kiểm tra, lắp đặt camera và xử lý các vi phạm về cách ly y tế.

Nhất trí phương thức xét nghiệm nhanh của 2 địa phương, ông Long cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế sẽ phân bổ cho Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi tỉnh 150.000 liều vaccine và sẽ hỗ trợ để hoàn thành tiêm chủng trong vòng 1-2 tuần.

Đáng chú ý gần đây nhất ngày 17/06, 1 triệu liều vaccine được Chính phủ Nhật Bản tặng đã nhanh chóng được chuyển khẩn vào TP HCM và được miễn toàn bộ cước phí. Trước đó vào 22h đêm ngày 16/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ tiếp nhận lô vắc xin gần 1 triệu liều phòng COVID-19 này. Tại buổi tiếp nhận, thay mặt Chính Phủ Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định:

"Việt Nam cam kết sử dụng lô vắc xin này hiệu quả và nhanh nhất, ngay sáng mai lô vắc xin này sẽ được vận chuyển vào TPHCM để tiêm cho người dân và công nhân phục vụ nhu cầu phòng chống dịch tại đây".
Việt Nam chống dịch Covid-19: khi Chính phủ lắng nghe phản ánh từ người dân

Gần 1 triệu liều vaccine sẽ là nguồn lực quan trọng góp phần giúp Thành phố Hồ Chí Minh đẩy lùi đại dịch COVID-19. Số lượng bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tăng trong những ngày qua. Tiêm chủng là giải pháp được kỳ vọng đặc biệt, với hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm hoặc giảm nhẹ triệu chứng đã được chứng minh.

Sử dụng công nghệ để hỗ trợ chống dịch

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh khá đông người dân TP HCM cùng đi tiêm vaccine ở các điểm tiêm vaccine. Để giảm tải tình trạng người dân tập trung đông ở một điểm tiêm và phòng tránh lây lan dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ TT&TT khẩn trương triển khai hệ thống quản lý tiêm chủng vắc xin Covid-19, tuyệt đối không để nơi tiêm chủng thành địa điểm tập trung đông người.

Cái khó ló cái khôn, Việt Nam chống dịch bằng những phương pháp "độc lạ"

Qua đó, nhanh chóng tạo dựng dữ liệu tiêm vaccine ban đầu, nhằm tiết kiệm thời gian cho người đến tiêm vắc xin. Nếu người đến tiêm vắc xin đã có ứng dụng, có dữ liệu, thì khi đến người dân chỉ cần quét QR code nhanh chóng và thuận tiện. 

Trước vấn đề dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam phát triển giải pháp giám sát cách ly, sử dụng vòng đeo tay và điện thoại thông minh trong quá trình cách ly. Bộ TT&TT cho rằng, việc sử dụng công nghệ đơn lẻ không bao giờ là lời giải đầy đủ cho việc phòng chống Covid-19, nhưng sử dụng công nghệ kết hợp với quy định quản lý, biện pháp hành chính sẽ là giải pháp hiệu quả.

Chống dịch song hành với phát triển kinh tế

Ngay từ đầu năm 2021, trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước. Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ trọng tâm hiện nay cho các bộ, ngành và địa phương là thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Giữa tâm dịch, Bắc Giang đã nỗ lực ra sao để xuất khẩu 20 tấn vải thiều sang Nhật?

Đây cũng là quyết tâm của Việt Nam được Thủ Tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Diễn đàn cấp cao Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030. Theo Thủ Tướng, Việt Nam thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển xanh với con người là trung tâm, chủ thể, và mục tiêu cao nhất của phát triển, trong đó có phát triển xanh.

Minh chứng rõ ràng nhất ở việc dù gặp nhiều khó khăn khi ở tâm dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang vẫn đảm bảo được an toàn tại các khu trồng vải như Tân Yên và Lục Ngạn. Lô vải đầu tiên của mùa vụ 2021 gồm 20 tấn vải thiều sớm vừa được thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trên tinh thần thực hiện "mục tiêu kép", vừa chống dịch mà vẫn đảm bảo về kinh tế, ông Lê Ánh Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm nay vải thiều được mùa với sản lượng lớn 180 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm là 6.050 ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Ông Dương nhấn mạnh:

"Thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng vải Bắc Giang".

Đây cũng là những kinh nghiệm được các cơ quan rút ra từ đợt dịch trước Tết Âm lịch với tình trạng dồn ứ nông sản ở Hải Dương.

Việt Nam chống dịch Covid-19: khi Chính phủ lắng nghe phản ánh từ người dân
GPD 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Sáng 29/6/2021, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng năm 2021.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019.

GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng Tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Tổng cục Thống kê đánh giá:

"Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng 5,64%, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp".

Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Thảo luận