Chủng bệnh dịch hạch 5.000 năm tuổi được phát hiện trong cuộc khai quật ở Latvia

MATXCƠVA (Sputnik) - Trên lãnh thổ Latvia, trong hộp sọ của một người săn bắn hái lượm, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của vi khuẩn Yersinia pestis, tác nhân gây bệnh dịch hạch, có tuổi đời khoảng 5 nghìn năm.
Sputnik

Bài báo được đăng trên tạp chí khoa học Cell Reports.

Một trong những chủng lâu đời nhất của bệnh dịch hạch

Những di tích còn lại tại trạm đồ đá mới Rinnukalns được phát hiện từ thế kỷ 19. Khi đó các nhà khoa học tìm thấy các mảnh xương của một phụ nữ chết ở tuổi 12-18, và một người đàn ông chết ở tuổi 20-30. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các hài cốt đã bị thất lạc, nhưng vào năm 2011 các chuyên gia tìm lại được. Sau đó, tại đây còn phát hiện thêm hai mộ chôn một người đàn ông trưởng thành và một em bé.

Hé lộ thông tin về nguy cơ lây lan bệnh dịch hạch ở Trung Quốc

Khi nghiên cứu mẫu DNA trong hộp sọ của một người đàn ông, người ta đã tìm thấy dấu vết của vi khuẩn Yersinia pestis. Theo các nhà khoa học, người đàn ông này có thể đã bị nhiễm bệnh từ động vật.

Căn cứ thông báo, đây là một trong những chủng lâu đời nhất của bệnh dịch hạch, các nhà khoa học cho rằng chủng này ít lây nhiễm hơn so với các biến thể tiếp theo.

Thảo luận