Những khu rừng lớn nhất thế giới sẽ được quân đội bảo vệ

Chính quyền Brazil bắt đầu chống khai thác gỗ bất hợp pháp ở các khu vực nhiệt đới Amazon với sự giúp đỡ của quân đội, hãng tin Associated Press viết.
Sputnik

Tổng thống Jair Bolsonaro đã ký sắc lệnh tái cử binh sĩ tới các bang Para, Amazonas, Mato Grosso và Rondonia của Brazil, nơi tình trạng phá rừng tăng mạnh trong hai tháng sau khi quân đội rút khỏi đó. Quân đội sẽ canh gác các khu rừng cho đến cuối tháng Tám. Không có thêm chi tiết nào về việc triển khai binh lính, cũng như chi phí của sứ mệnh cứu cây rừng khỏi bị tàn phá.

WWF: Hầu hết rừng nhiệt đới bị chặt phá trong những năm 2005-2017 để cung cấp đậu nành cho EU

Phá rừng ở Brazil

Việc chặt cây cũng gắn liền với sinh hoạt của nông dân. Các khu vực chăn nuôi được mở rộng, phá hủy rừng rậm Amazon. Vào tháng 6, Phó tổng thống Hamilton Moran đã nói về khả năng tiếp tục hoạt động quân sự để bảo vệ rừng trước mùa khô.

Các khu rừng ở Amazon đã thưa đi rất nhiều trong những năm qua. Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang thúc giục Bolsonaro chống khai thác gỗ bất hợp pháp một cách nghiêm khắc hơn. Năm 2020, sự tàn phá các khối rừng nhiệt đới đã phá vỡ kỷ lục của năm 2008. Trong 98,9 phần trăm các trường hợp, chặt hạ là bất hợp pháp. Như các nhà hoạt động dự án MapBiomas, những người nghiên cứu việc sử dụng đất ở Brazil, phát hiện ra những kẻ săn trộm chỉ bị phạt trong khoảng 5% trường hợp. Bộ trưởng Môi trường Ricardo Salles từ chức hôm 23 tháng Sáu do bị chỉ trích và nghi ngờ tiếp tay cho lâm tặc đen. Cựu viên chức phủ nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Bảo tồn các hệ sinh thái rừng có liên quan mật thiết đến việc bảo vệ hành tinh khỏi sự nóng lên toàn cầu, vì cây cối là bể chứa carbon dioxide tự nhiên. Vào đầu tháng 6, các nhà công nghiệp Thụy Điển, những người kiếm tiền từ các sản phẩm gỗ, đã cố gắng chứng minh tính vô hại của việc chặt hạ rừng.

Thảo luận