Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới đang giảm dần. Tin tức lạc quan, nhưng nguy hiểm vẫn hiện hữu.
Sputnik

Trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở phương Tây tăng lên và các quốc gia đang dỡ bỏ các hạn chế, thì một dạng nhiễm trùng mới đang lan rộng khắp hành tinh, hung hãn hơn nhiều. Và không rõ liệu các loại vắc xin được phát triển có đối phó được hay không.

Delta Plus. Thế giới có nên lo lắng về phiên bản đột biến mới của biến thể Delta?

Từ «alpha» đến «delta»

Trong tuần cuối tháng 6, biến thể coronavirus "delta" đã giết chết hơn 35 nghìn người Anh - gấp rưỡi so với hồi giữa tháng. Trước đó, trong nước lan truyền biến thể "alpha" – còn được gọi là biến thể Anh. Loại virus mới đến từ Ấn Độ tỏ ra nguy hiểm hơn - có khả năng lây nhiễm cao hơn ít nhất 60% so với virus "alpha", với tốc độ lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa rõ mức độ nặng hơn của người nhiễm bệnh đến đâu.

Dự báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu rất đáng thất vọng: vào tháng 8 có 90% các ca nhiễm ở Châu Âu mắc "delta". Một mối đe dọa mới đang xuất hiện - ở bang Maharashtra (Ấn Độ) xuất hiện 16 trường hợp SARS-CoV-2 đột biến "delta plus". Vẫn còn rất ít thông tin về nó, nhưng người ta tin rằng nó thậm chí còn dễ lây lan hơn nữa. Trong mọi trường hợp, tất cả các quốc gia đều được khuyến khích tiêm thành phần thứ hai vắc xin càng sớm càng tốt - tiêm chủng đầy đủ có thể giúp bạn thoát khỏi nhiễm bệnh trầm trọng.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn

Trong khi chờ đợi, Thủ tướng Đức đề nghị các nước EU cô lập kịp thời những người có thể lây nhiễm "delta" ra xung quanh. 

Biến thể Delta được phát hiện trong hai trường hợp tử vong ở Pháp
"Chúng tôi có những người đến từ Anh, được gửi đi cách ly. Đây không phải là từ tất cả các quốc gia châu Âu, nhưng tốt hơn là áp dụng quy tắc như vậy ở khắp mọi nơi", Angela Merkel giải thích.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng sử dụng các biện pháp tương tự đối với các đối tượng từ Anh.

Việc cách ly người đến Đức và Pháp cũng sẽ ảnh hưởng đến người Nga, nơi mà virus "delta" cũng đang lan rộng trong cộng đồng.

Chiến dịch tiêm chủng ở châu Âu phát triển trên quy mô lớn. Ví dụ như Iceland, nước đã tiêm đầy đủ 87% dân số trưởng thành và xóa bỏ tất cả các hạn chế. Đức đã vượt qua Vương quốc Anh về số người được tiêm phòng liều đầu tiên - 44,4 triệu (53,3 phần trăm) so với  44,08 triệu (66,1 phần trăm dân số). Ở Pháp, 52,3 triệu người được tiêm mũi đầu tiên. Và gần một phần ba dân số ở tất cả các nước châu Âu đã được chủng ngừa đủ hai liều.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn

Nhưng trong khi các nước giàu dỡ bỏ các hạn chế, thì nước nghèo lại cực kỳ thiếu vắc xin. Và đây là một thất bại toàn cầu. Tình hình rất nghiêm trọng ở châu Phi: tỷ lệ mắc bệnh tăng 40% vào tuần trước. Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus đã so sánh tình hình với sự lây lan HIV và AIDS, khi lục địa này bị bỏ lại mà không có các liệu pháp tiên tiến.

Chính quyền Malaysia đã vào cuộc buộc tội các nước phát triển: họ nói người ta mua vắc xin với số lượng lớn, vì vậy những nước còn lại không có đủ hàng. Nhiễm trùng ở Đông Nam Á vẫn còn thấp so với Ấn Độ và Brazil. Tuy nhiên, năm ngoái dịch bệnh ở đó dường như đã bị đánh bại, mọi người bắt đầu thả lỏng - và sau đó một đột biến nguy hiểm hơn của virus đang hiện hữu.

Công ty Malaysia thỏa thuận về việc cung cấp vắc xin "Sputnik V"

Thủ tướng Malaysia Muhiddin Yassin thông báo việc đóng cửa đất nước sẽ kéo dài vô thời hạn. Vào tháng 5, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm, nhưng lại tăng lên vào tháng 6, và cuối tuần trước, tỷ lệ tử vong đã phá kỷ lục trong một năm rưỡi qua - 119 người.

Số liệu thống kê cũng đáng báo động ở nước láng giềng Indonesia - 21 nghìn ca lây nhiễm mỗi ngày. Coronavirus ảnh hưởng nặng nề nhất đến quốc đảo, với tình trạng quá tải các bệnh viện ở Jakarta và các thành phố khác. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam, những nơi không có nạn nhân của dịch bệnh vào năm ngoái. Hiện có 76 trường hợp tử vong vì covid. Xuất hiện ổ dịch mới ở Đài Loan, nơi không có trường hợp nào được báo cáo trong nhiều tháng qua.

Và việc tiêm chủng trong khu vực, ngoại trừ Singapore, không có tiến triển đáng kể. Hầu hết các nước Đông Nam Á chưa tiêm phòng dù chỉ 10 phần trăm dân số. Ví dụ ở Indonesia, 40,3 triệu người được tiêm liều đầu tiên, 13,1 triệu người được tiêm liều thứ hai - 4,8% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Ở Malaysia - 6,3%, ở Thái Lan — 3,7%, ở Philippines — 2,3%.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn

Các nước khu vực đối phó tốt nhất ở mức có thể: ở Malaysia, xe tải tiêm chủng lưu động được gửi đến các khu vực khó tiếp cận. Quân đội đã tham gia ở Campuchia. Chính quyền Lào cấm các công ty tư nhân mua vắc xin do tình trạng khan hiếm ở  bệnh viện công. Ở Philippines, người dân được yêu cầu quyên góp cho chính phủ mua thuốc. Những chuyến hàng đầu tiên theo chương trình COVAX hiện chỉ mới đến được Đông Timor.

Thủ tướng Hun Sen: Ba triệu người Campuchia đã được chủng ngừa chống COVID-19

Tình trạng thiếu thuốc trong khu vực một phần do Trung Quốc, mà các nước phương Tây cáo buộc họ thực hiện cái gọi là ngoại giao vắc xin. Tuy nhiên, trong khi G7 hứa hẹn cung cấp một tỷ liều đến Đông Nam Á, thì Trung Quốc đã gửi 100 triệu liều đến Campuchia, Lào, Myanmar và Philippines.

Chiến thắng của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia giữ kỷ lục tuyệt đối về số lượng tiêm chủng: hơn một tỷ liều tiêm đầu tiên, 500 triệu trong số đó — thực hiện trong một tháng. Hiện đất nước này tiêm chủng cho 20 triệu người mỗi ngày: nhiều hơn so với thời kỳ đỉnh cao của chiến dịch tiêm chủng Hoa Kỳ, nơi họ tiêm phòng 3 triệu người mỗi ngày, thậm chí có tính đến sự khác biệt về nhân khẩu học. Kế hoạch là tiêm chủng đầy đủ cho 40% người dân Trung Quốc vào cuối tháng 6 và 80% vào cuối năm. Với cách tổ chức chiến dịch như hiện nay, điều này không khó thực hiện.

Vào tháng 5, một đợt bùng phát xảy ra ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Tất cả những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh trên đường phố hoặc trong nhà đều được xác định và cách ly. Ngay cả những người thuộc nhóm tiếp xúc thứ ba cũng bị cô lập - tức là họ không giao tiếp với người bệnh. Sự lây lan nhiễm trùng đã được ngăn chặn nhanh chóng.

Ở những quốc gia đã kiềm chế coronavirus, xuất hiện thảm họa mới. Và dễ lây lan hơn

Đầu tháng 6, dịch bùng phát ở tỉnh Quảng Đông, lần này là chủng "delta" đã xâm nhập vào nước này. Ngay lập tức thực hiện việc kiểm dịch - “lockdown”. Ở Trung Quốc, có một hệ thống cách ly các địa điểm, ngay cả những nơi chỉ có một số ít bệnh nhân. Kể từ cuối tháng 5, khoảng một trăm trường hợp đã được tìm thấy trong tỉnh, 96  trong số đó ở thành phố lớn nhất Quảng Châu. 140 nghìn người đã được cách ly, ở các địa phương khác trong tỉnh - 30 nghìn người. Xét nghiệm quy mô lớn cũng giúp ích - trong ba ngày ở Quảng Đông, 18 triệu cư dân đã được xét nghiệm virus.

Hiện giờ cả nước đang chuẩn bị cho ngày lễ - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản, và chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào xảy ra. Tuy nhiên, với sự ra đời của các chủng virus mới, mối nguy hiểm không giảm đi, mặc dù dân chúng đã được tiêm chủng ồ ạt. Vì vẫn chưa rõ khả năng kháng thuốc của các biến thể virus mới.

Thảo luận