"Phân tầng, toàn trị, khủng hoảng": thế giới hậu COVID sẽ như thế nào?

Thời đại hậu covid có thể được đặc trưng bằng sự phân tầng, phân cực xã hội nghiêm trọng. Đây là cách thế giới sau đại dịch coronavirus được Oleg Barabanov, Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai mô tả.
Sputnik

Thế giới sẽ ra sao sau coronavirus

Barabanov giải thích cuộc khủng hoảng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do đại dịch gây ra, cùng với biến đổi khí hậu, có thể dẫn đến "sự xói mòn và cạn kiệt của tầng lớp trung lưu toàn cầu". Điều này có thể dẫn đến gia tăng di cư, có thể khiến các nước phát triển duy trì việc đóng mở biên giới có chọn lọc đối với công dân của một số quốc gia nhất định.

Những gì đang chờ ta trong năm 2021
“Do đó, có thể dự đoán sự phân tầng xã hội ngày càng tăng cả trong nội bộ các nước và giữa các quốc gia với nhau - như một hệ quả trung hạn thực sự của đại dịch”, Barabanov nói.

Đồng thời, có thể một vài năm sau khi đại dịch kết thúc, các quốc gia sẽ lại bắt đầu giảm số giường bệnh truyền nhiễm và tối ưu hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe.

“Vì vậy, từ quan điểm của nhận thức đạo đức về những thách thức, rủi ro xã hội, không có gì thực sự thay đổi”, Barabanov nói.

Chủ nghĩa độc tài y tế

Chuyên gia cũng đề cập đến chủ đề "chủ nghĩa toàn trị y tế" - những hạn chế và quy tắc đã được đưa ra trong đại dịch. Ông thừa nhận các bước như vậy của chính quyền ở nhiều quốc gia đã bắt đầu bị coi là vi phạm nhân quyền. Đồng thời, Barabanov nhấn mạnh chính quyền có "sự cám dỗ của giới quản lý" để biến "chủ nghĩa toàn trị y tế" trở thành một phần của thực tế mới trong thời kỳ hậu covid.

“Càng nhiều hạn chế và cấm đoán, hệ thống điều hành càng đơn giản,” chuyên gia giải thích.
Thảo luận